Người bảo lãnh vay ngân hàng chết thì những người thừa kế có tiếp tục việc bảo lãnh không?

Chủ đề   RSS   
  • #604856 18/08/2023

    lvkhngoc
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam
    Tham gia:10/07/2022
    Tổng số bài viết (446)
    Số điểm: 4249
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 82 lần


    Người bảo lãnh vay ngân hàng chết thì những người thừa kế có tiếp tục việc bảo lãnh không?

    Trường hợp người bảo lãnh cho vay tiền ngân hàng, sau khi người đó chết ngân hàng không thanh lý hợp đồng ngay, sau một thời gian ngân hàng thanh lý và yêu cầu trả gốc và lãi. Vậy nay khoản tiền lãi phát sinh sau khi người bảo lãnh chết thì người thừa kế của họ có phải trả không?

    1. Người bảo lãnh chết thì có chấm dứt hợp đồng vay ngân hàng không? 

    Theo Điều 422 Bộ luật dân sự 2015 quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng như sau:

    - Hợp đồng đã được hoàn thành;

    - Theo thỏa thuận của các bên;

    - Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;

    - Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;

    - Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;

    - Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 Bộ luật dân sự 2015

    - Trường hợp khác do luật quy định.

    Tại Điều 335, 336 Bộ luật dân sự 2015 quy định về bảo lãnh và phạm vi bão lãnh như sau:

    - Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

    - Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

    - Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.

    - Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    - Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

    - Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.

    => Căn cứ những quy định trên, người bảo lãnh là người thứ ba cam kết với ngân hàng cho vay sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên vay nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

    Khi cá nhân giao kết hợp đồng vay chết thì hợp đồng mới chấm dứt còn trường hợp này là bên bảo lãnh, là bên thứ 3 tức không phải người thực hiện giao kết hợp đồng chết. Việc này không làm cho hợp đồng bị chấm dứt nên ngân hàng vẫn tiếp tục cho vay.

    2. Những người thừa kế của người bảo lãnh có phải trả nợ ngân hàng không?

    Tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về quyền truy đòi tài sản bảo đảm như sau:

    Trường hợp bên bảo đảm là cá nhân chết, pháp nhân chấm dứt tồn tại thì quyền truy đòi tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm không chấm dứt nhưng thực hiện theo quy định tại Điều 658 của Bộ luật Dân sự và quy định khác về thừa kế của Bộ luật Dân sự 2015 trong trường hợp bên bảo đảm là cá nhân chết hoặc thực hiện theo quy định của pháp luật về giải thể pháp nhân, phá sản trong trường hợp bên bảo đảm là pháp nhân bị giải thể, bị tuyên bố phá sản.

    Tại Điều 614 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế: Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.

    Tại Điều 615 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như sau:

    - Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    - Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

    - Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    - Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

    => Theo đó, trong trường hợp bên bảo đảm chết thì thực hiện theo quy định về thừa kế theo Bộ luật dân sự. Người thừa kế của người bảo đảm đã chết này có trách nhiệm tiếp tục thực hiện công việc đảm đảm là nghĩa vụ trả nợ trong phạm vi di sản thừa kế được hưởng cho ngân hàng. 

    Như vậy, việc người bảo lãnh chết sẽ không làm chấm dứt hợp đồng vay ngân hàng cũng như là chấm dứt việc bảo lãnh. Do đó những người thừa kế có nghĩa vụ phải thực hiện trả nợ cho ngân hàng trong phạm vi di sản thừa kế mà họ được hưởng từ người chết này. 

    Theo quy định của pháp luật, bên bảo lãnh có nghĩa vụ thực hiện hiện các nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết đối với ngân hàng, sau khi trả nợ thay xong thì được quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình.

    Theo đó, trường hợp những người thừa kế có trả nợ thay xong thì họ có quyền yêu cầu người được bảo lãnh phải lại số tiền mình đã trả cho ngân hàng và được quyền yêu cầu trả thêm số tiền lãi. 

    Nếu bên được bảo lãnh không trả thì những người thừa kế có quyền kiện bên được bảo lãnh ra tòa để bảo vệ quyền lợi của mình.

     
    1221 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận