Ngồi tù do oan sai được bồi thường bao nhiêu tiền?

Chủ đề   RSS   
  • #599959 04/03/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Ngồi tù do oan sai được bồi thường bao nhiêu tiền?

    Những ngày qua đã có nhiều ý kiến về vụ việc oan sai phải ngồi tù đến 800 ngày, tuy nhiên vấn đề được nhắc đến nhiều nhất không phải là việc cải chính và công khai cải chính mà là bồi thường cho người bị oan sai bằng tiền và hiện vật đến 500 triệu đồng.
     
    Dù vậy, có người cho rằng số tiền đó quá ít cho với số ngày bị tù oan và danh dự mất nhưng số khác lại cho rằng số tiền này là hợp lý. Vậy chi phí bồi thường do oan sai được quy định ra sao?
     
    ngoi-tu-do-oan-sai-duoc-boi-thuong-bao-nhieu-tien?
     
    1. Đối tượng nào được yêu cầu Nhà nước bồi thường?
     
    Căn cứ Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định những người sau đây có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường:
     
    - Người bị thiệt hại.
     
    - Người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết; tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại.
     
    - Người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015
     
    - Cá nhân, pháp nhân được những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.
     
    2. Căn cứ nào xác định trách nhiệm bồi thường?
     
    Việc bồi thường oan sai của Tòa án sẽ được căn cứ tại Điều 7 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 thông qua việc xác định trách nhiệm bồi thường như sau:
     
    * Nhà nước có trách nhiệm bồi thường khi có đủ các căn cứ sau đây:
     
    - Có một trong các căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường.
     
    - Có thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
     
    - Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại.
     
    * Căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng bao gồm:
     
    - Có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường theo quy định Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 và có yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự giải quyết yêu cầu bồi thường.
     
    - Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính đã xác định có hành vi trái pháp luật của người bị kiện là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và có yêu cầu bồi thường trước hoặc tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại.
     
    - Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự đã xác định có hành vi trái pháp luật của bị cáo là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự và có yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
     
    3. Mức bồi thường và cách tính bồi thường thiệt hại
     
    Theo Điều 18 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
     
    (1)  Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp mà không có căn cứ theo quy định Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
     
    (2) Người bị bắt, người bị tạm giữ mà có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự quyết định trả tự do, hủy bỏ quyết định tạm giữ, không phê chuẩn lệnh bắt, quyết định gia hạn tạm giữ vì người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
     
    (3) Người bị tạm giam mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.
     
    (4) Người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình, người đã thi hành án tử hình mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm.
     
    (5) Người bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án không bị tạm giữ, tạm giam, thi hành hình phạt tù mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;
     
    (6) Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án, đã chấp hành hình phạt tù mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội và hình phạt chung sau khi tổng hợp hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành.
     
    (7) Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án và bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm tội bị kết án tử hình và hình phạt chung sau khi tổng hợp hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam vượt quá so với mức hình phạt chung của những tội mà người đó phải chấp hành;
     
    (8) Người bị xét xử bằng nhiều bản án, Tòa án đã tổng hợp hình phạt của nhiều bản án đó mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội và hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành.
     
    Như vậy, hiện không có quy định nào quy định rõ mức bồi thường thiệt hại cụ thể với số tiền bao nhiêu mà sẽ căn cứ vào tính chất vụ việc, số ngày ngồi tù do lỗi tố tụng của cơ quan Nhà nước và các thiệt hại mà người bị oan cần chứng minh như mức thu nhập bị mất, tiền thuê luật sư, tiền tố tụng và nhiều chi phí khác cần phải liệt kê để có thể được bồi thường thỏa đáng.
     
     
    1812 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (28/03/2023) ThanhLongLS (04/03/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #600011   08/03/2023

    Ngồi tù do oan sai được bồi thường bao nhiêu tiền?

    Cảm ơn bài viết của bạn. Cho mình hỏi trong trường hợp án oan là án tử hình, người bị xử oan đã chết mới được rửa oan thì sẽ có những bù đắp thế nào theo quy định của pháp luật? Liệu người bị oan có thể được bồi thường không? Và bồi thường như thế nào?

     
    Báo quản trị |