Nghĩa vụ trả nợ của con cái

Chủ đề   RSS   
  • #513512 09/02/2019

    lethanhtam12588

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/02/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nghĩa vụ trả nợ của con cái

    Chào mọi người, cho em xin hỏi về trách nhiệm trả nợ của con cái, bố và mẹ em li hôn từ khi em còn nhỏ, sau đó mẹ em giành quyền về nuôi em cho đến nay, em hiện là sinh viên đại học. Do các vấn đề học phí, sinh hoạt nên mẹ em cũng không xoay sở nỗi, nên em và mẹ em có thường xuyên nhận một khoản tiền từ bố em hằng tháng vì khi sau ly hôn với mẹ em, ông ấy có nhận trách nhiệm trợ cấp cho em đến khi trưởng thành nhưng suốt 18 năm chỉ có một mình mẹ em lo, còn ông ấy thì đã có vợ mới và hai đứa con. Đến một hôm gần đây, nhà em tình cờ phát hiện ra là bố em có nhận nợ người ta một số tiền rất lớn. Nếu mà sau này lỡ có việc gì xảy ra thì mẹ em và em có phải chịu trách nhiệm trả số nợ đó hay không nếu mà bên phía bố em không ai có khả năng chi trả?

     
    2103 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #513536   11/02/2019

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (916)
    Số điểm: 7760
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Về mặt nguyên tắc, bố bạn là người đi vay và bố bạn có năng lực hành vi dân sự đầy đủ cho nên mọi nghĩa vụ phát sinh thì bố của bạn sẽ phải tự chịu trách nhiệm. Bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm trả nợ thay cho bố bạn khi bố bạn không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng vay tài sản. Bởi: Căn cứ theo Điều 463 Bộ luật dân sự năm 2015 thì hợp đồng vay tài sản được quy định như sau:

    Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

    "Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

    Hơn nữa, con cái không phải trả nợ thay bố, mẹ khi bố, mẹ còn sống. Trường hợp chuyển giao nghĩa vụ sang con chỉ áp dụng trong trường hợp bố, mẹ mất theo quy định tại Điều 615 Bộ luật dân sự năm 2015:

    Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

    1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

    3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #513606   13/02/2019

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
     
    Nghĩa vụ trả nợ của bên vay theo Điều 466 Bộ luật này:
     
    1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
     
    Theo quy định của Luật Hôn nhân Gia đình 2014: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
     
    Như vậy, trong trường hợp này vì bố mẹ bạn đã ly hôn nên quan hệ vợ chồng cũng sẽ chấm dứt, hai bên sẽ không còn ràng buộc đến việc vay tiền để phục vụ nhu cầu thiết yếu của gia đình. Do đó, theo quy định pháp luật dân sự thì bố bạn là người vay tiền thì phải có trách nhiệm trả nợ, bạn và mẹ bạn không có trách nhiệm này.
     
     

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |