Nghĩa vụ trả nợ có chấm dứt không khi chủ thẻ tín dụng qua đời?

Chủ đề   RSS   
  • #533349 22/11/2019

    Limma

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2019
    Tổng số bài viết (116)
    Số điểm: 1075
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 145 lần


    Nghĩa vụ trả nợ có chấm dứt không khi chủ thẻ tín dụng qua đời?

    Ngày nay, thay vì sử dụng tiền mặt thì việc người dân sử dụng thẻ tín dụng để mua sắm; rút tiền mặt,… diễn ra khá phổ biến. Cụ thể, khi sử dụng thẻ tín dụng người tiêu dùng có thể sử dụng tiền ứng trước trong thẻ theo hạn mức do hai bên thỏa thuận và sau đó thanh toán lại cho ngân hàng sau 45 ngày, nếu quá hạn sẽ phải trả tiền lãi chậm trả theo thỏa thuận còn trong thời hạn 45 ngày thì không phát sinh lãi suất. Vậy trong trường chủ thẻ chết mà trong thẻ vẫn còn còn nợ thì chủ thẻ có chấm dứt nghĩa vụ trả nợ hay không? các bạn cùng tham khảo bài viết sau:

    Thứ nhất: Thẻ tín dụng là gì?

    Căn cứ quy định tại Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng. Theo đó, “Thẻ tín dụng” (credit card) được hiểu là “thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ”.

    Căn cứ thêm khoản 4 Điều 10 Thông tư 19 quy định về thủ tục phát hành thẻ là“Thỏa thuận về việc phát hành và sử dụng thẻ phải được lập thành hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ phù hợp quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Nội dung của hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 13(Hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ) Thông tư này”.

    Từ căn cứ trên cho thấy, việc bạn sử dụng thẻ tín dụng tức đã phát sinh nghĩa vụ tài sản (tài sản ở đây là tiền) . Cụ thể khi được cấp thẻ tín dụng đã phát sinh nghĩa vụ, khi bạn sử dụng tiền ứng trước trong thẻ theo hạn mức thỏa thuận thì bạn có nghĩa vụ phải thanh toán lại cho ngân hàng trong thời hạn nhất định do hai bên thỏa thuận.

    Thứ hai: Trường hợp chủ thẻ chết mà trong thẻ vẫn còn còn ghi nợ thì có chấm dứt nghĩa vụ trả nợ hay không?

    Căn cứ quy định tại Điều 615 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như sau:

    “1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

    3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân”.

    Từ căn cứ trên cho thấy nếu một người đã chết nhưng vẫn còn nghĩa vụ chưa hoàn thành thì người thừa kế có nghĩa vụ thực hiện thay trong phạm vi di sản thừa kế để lại. Theo đó, người thừa kế không được từ chối nhận di sản nếu vì lý do trốn tránh thực hiện nghĩa vụ theo khoản 1 Điều 620 Bộ luật dân sự 2015.

    Người thừa kế theo hàng thừa kế được quy định như sau:

    - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    Ví dụ: Trong trường hợp người con để lại di sản và cha mẹ được hưởng thừa kế thì phải thực hiện nghĩa vụ tài sản của con: trả các khoản nợ…, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Vậy tóm lại, trong trường hợp nợ tín dụng khi sử dụng thẻ tín dụng thì người sử dụng có nghĩa vụ phải thanh toán, nếu qua đời đột xuất thì sẽ do người thừa kế thực hiện thay trong phạm vi di sản để lại chứ không vì chết mà chấm dứt nghĩa vụ trả nợ. 

    Tuy nhiên, trong trường hợp chủ thẻ qua đời và không có di sản thừa kế thì ngân hàng sẽ liên hệ người thân và người thân có nghĩa vụ chứng minh người chết không để lại di sản là thực tế. Nếu người thân có đủ chứng cứ chứng minh được tòa án chấp nhận thì ngân hàng không có quyền đòi nợ người thân của người đó.

    Tham khảo:

    >>> Vay tiền không có khả năng chi trả bị truy cứu TNHS trong trường hợp nào?

    >>> Phân biệt những loại thẻ thông dụng tại các ngân hàng

    >>> Trường hợp cha mẹ trả nợ thay cho con

    Cập nhật bởi Limma ngày 23/11/2019 08:59:52 SA
     
    14448 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Limma vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/11/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận