Nghị quyết 44/NQ-CP: Bỏ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2016?

Chủ đề   RSS   
  • #328772 18/06/2014

    HuyenVuLS
    Top 150
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 30478
    Cảm ơn: 99
    Được cảm ơn 799 lần
    SMod

    Nghị quyết 44/NQ-CP: Bỏ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2016?

    Năm 2013, trước thực trạng năm nào tỷ lệ tốt nghiệp THPT cũng 95-96%, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu bỏ kỳ thi này.

    Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trên toàn quốc năm nào cũng 95 - 96%. "Chỉ duy nhất một năm khi thực hiện cuộc vận động 'Hai không" là thắt chặt, có trường đỗ tốt nghiệp 10 - 20%, thậm chí có lớp không học sinh nào đỗ. Liệu có thắt chặt mãi được không? Nếu 'thắt' thì phải thắt khâu quản lý, 'thắt' quá trình dạy và học để bỏ kỳ thi này", bà Doan nói.

    Đến nay, dường như Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn “dậm chân tại chỗ” đối với đề nghị của Phó Chủ tịch nước. Đáng nói hơn, năm 2014 tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT lên đến 99% - thể hiện rõ hơn bao giờ hết kỳ thi tốt nghiệp THPT ngày một “vô nghĩa”.

    1. Tạo áp lực cho học sinh và không hiệu quả

    Hai kỳ thi liên tiếp nhau trong vòng một tháng (tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào ĐH, CĐ) tạo ra áp lực tâm lý lớn cho học sinh lớp 12. Sau một năm học vất vả các em không có thời gian nghỉ ngơi, ôn tập lại kiến thức để chuẩn bị cho kỳ thi ĐH, CĐ.

    Kỳ thi tốt nghiệp THPT kết thúc với những câu cửa miệng “kỳ thi đã thành công tốt đẹp”, và căn bệnh thành tích cứ trỗi dậy với kết luận “tỷ lệ tốt nghiệp năm nay cao hơn năm trước”. Nhưng thử hỏi mấy ai tin vào điều đó?

    2. Tốn kém

    Với gần một triệu thí sinh thi tốt nghiệp trung học phổ thông, chỉ cần tính với con số nho nhỏ 100 nghìn đồng (mà mỗi phụ huynh phải bỏ ra cho các em trong những ngày thi) thì cả đất nước tiêu tốn hơn 100 tỷ đồng. Thử hỏi có đáng hay không?

    Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị quyết 44/NQ-CP về đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo. Theo đó:

    - Đổi mới việc tổ chức thi, công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh cao đẳng, đại học, tiến tới tổ chức một kỳ thi chung.

    - Đề án đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và kiểm định, đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo và dạy nghề giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì xây dựng dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định vào năm 2016.

    Liệu Bộ Giáo dục và Đào tạo có xây dựng đề án “bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT vào năm 2016” trên yêu cầu cấp thiết của thực tiễn hay không?

     

     
    8181 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn HuyenVuLS vì bài viết hữu ích
    danusa (16/08/2014)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #328792   18/06/2014

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Tôi cũng cho rằng nên bỏ. Hiện nay kì thi tốt ngiệp không đáp ứng được những yêu cầu của nó. Không có đầy đủ chứng cứ nhưng thực sự thì ai cũng biết tiêu cực tràn lan.

     

    Để được tư vấn chi tiết xin liên hệ:

    CÔNG TY LUẬT TNHH VILOB NAM LONG chuyên:

    - Tư vấn doanh nghiệp

    - Tư vấn sở hữu trí tuệ

    - Tư vấn đầu tư

    Website: www.nllaw.vn

    Địa chỉ : Tầng 11, Tòa B, Vinaconex Building, Số 57 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

    Điện thoại: 02432 060 333

    Hotline: 0914 66 86 85 hoặc 0989.888.227

    Email: namlonglaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #328876   18/06/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4130)
    Số điểm: 30170
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1984 lần


    Chào bạn .

    Tôi chưa thể đồng ý với ý của bạn.Việc bạn cho rằng thi phổ thông thì :

    1. Tạo áp lực cho học sinh và không hiệu quả.

    2. Tốn kém.

    Đúng như bạn nói, nhưng đó là bạn chỉ nhìn thấy một một mặt chưa tốt mà không thấy mặt khác: sự cần thiết của kỳ thi tốt nghiệp phổ thông. 

    Nếu bạn chịu khó đọc các báo cáo của ngành giáo dục thì sẽ thấy một sự thật là ngành giáo dục còn rất nhiều khuyết điểm: sự xuống cấp về đạo đức của học sinh, tình trạng bạo lực trong học đường, học giả bằng thật, chạy thầy, chạy điểm . . . còn nhiều khiếm khuyết lắm.

    Tuy nhiên, việc gì cũng có 2 mặt của nó. Ưu điểm của ngành giáo dục (có thể là ưu điểm duy nhất) đó là kết quả thi tốt nghiệp phổ thông luôn "năm sau cao hơn năm trước".

    Vì vậy nên dù thừa sức đạt 100% (trong tầm tay của ngành) nhưng không bao giờ ngành giáo dục để điều đó xãy ra, vì như thế thì năm sau làm sao cao hơn đựợc nữa.

    Việc bỏ thi tốt nghiệp phổ thông chính là nguyên nhân chính làm cho ngành giáo dục bị sa sút vì khuyết điểm không thể giảm mà ưu điểm thì "không còn".

    Tôi kiến nghị nên xem xét lại nghị quyết này !

    Trân trọng.

     
    Báo quản trị |  
  • #339176   15/08/2014

    trathu1809
    trathu1809

    Male
    Sơ sinh

    Nam Định, Việt Nam
    Tham gia:15/08/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    không đồng ý với ý kiến trên.

    Bỏ thi vậy nhiều bạn sẽ không có bằng cấp 3 sẽ mất 12 năm học vô ích.đề àn đấy không có sức thuyết phục với các học sinh.tôi không đồng ý (NO)
     
    Báo quản trị |  
  • #339245   16/08/2014

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Nên bỏ thi đại học mà xét điểm tốt nghiệp để tuyển vô đại học có vẻ hợp lý hơn cách này!

     
    Báo quản trị |  
  • #339376   17/08/2014

    teppi75
    teppi75

    Male
    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2010
    Tổng số bài viết (53)
    Số điểm: 485
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 10 lần


    Liệu bỏ kì thi tốt nghiệp THPT có hết tiêu cực không, có còn bệnh thành tích nữa không? Theo tôi nên tổ chức  như trước đây là có kì thi tú tài bán ở lớp 11 và tú tài toàn ở lớp 12. Tốn kém, gây căng thẳng, tạo áp lực, không hiệu quả ... là do cách làm mà thôi. Chất lượng và hiệu quả giáo dục phải do người thụ hưởng giáo dục đánh giá.

     
    Báo quản trị |