Đây là nội dung tại Nghị Quyết 143/NQ-CP ngày 04/11/2022 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2022 đặt ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp xử lý trong những tháng cuối năm 2022.
Theo đó, Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT xây dựng chính sách và điều chỉnh tiền lương cho giáo viên như sau:
Ngoài ra, chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai tuyển dụng số giáo viên được Bộ Chính trị quyết định cho địa phương năm học 2022 - 2023.
Đặc biệt phải khắc phục tình trạng thiếu giáo viên cục bộ và nâng cao chất lượng giáo viên bằng việc phối hợp với Bộ Nội vụ điều chỉnh chế độ tiền lương, phụ cấp cho giáo viên.
Đồng thời, chủ động phối hợp với Bộ Y tế, Bộ TTTT, các cơ quan báo chí và các địa phương tăng cường truyền thông vận động phụ huynh học sinh cho trẻ em tiêm phòng COVID-19 đầy đủ, đúng lịch.
Chủ trì, phối hợp với Bộ LĐTB&XH và các cơ quan liên quan khẩn trương ban hành văn bản quy định khối lượng kiến thức văn hóa THPT trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vì lợi ích và quyền lợi học tập suốt đời của người học.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh chủ trương phân luồng và thúc đẩy vừa học nghề, vừa học văn hóa tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Đối với vấn đề xăng dầu
Ngoài ra, Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Công thương thực hiện các nhiệm vụ và có giải pháp tháo gỡ vướng mắc sớm nhất:
Thực hiện quyết liệt các giải pháp tiếp tục mở rộng, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm xuất khẩu và chuỗi cung ứng, nhất là đối với các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế.
Tại đó, tổ chức thực hiện hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết và tiếp tục thúc đẩy ký kết các FTA.
Đẩy mạnh đổi mới các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số; tăng cường công tác thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp về thị trường, mặt hàng xuất khẩu.
Ưu tiên thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước; điều hành giá xăng dầu theo đúng quy định pháp luật; tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Rà soát, sớm đề xuất sửa đổi về kinh doanh xăng dầu theo trình tự, thủ tục rút gọn, lấy đủ ý kiến các đối tượng chịu tác động, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn, công khai, minh bạch, hiệu quả, hài hòa lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
Rà soát tiến độ, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để sớm đưa các dự án công nghiệp lớn vào vận hành, góp phần tăng trưởng kinh tế.