Nghị quyết 14/NQ-CP: Phát triển đô thị đồng bằng Sông Hồng theo mô hình TOD

Chủ đề   RSS   
  • #598580 09/02/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Nghị quyết 14/NQ-CP: Phát triển đô thị đồng bằng Sông Hồng theo mô hình TOD

    Ngày 08/02/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 14/NQ-CP năm 2023 ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 30/NQ-TW về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH) đến năm 2030, tầm nhìn 2045
     
    Cụ thể Nghị quyết, định hướng phát triển hệ thống đô thị vùng đồng bằng sông Hồng theo mô hình TOD bền vững và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại như sau:
     
    nghi-quyet-14-nq-cp-phat-trien-do-thi-dong-bang-song-hong-theo-mo-hinh-tod
     
    (1) Phát triển đô thị theo mô hình TOD
     
    Theo đó, tập trung phát triển hệ thống đô thị trong vùng hiện đại, thông minh, bền vững, theo mạng lưới và thích ứng với biến đổi khí hậu; phân bổ hợp lý, bảo đảm đồng bộ, thống nhất để ĐBSH trở thành vùng đô thị lớn, có tỷ lệ đô thị hóa cao và chất lượng sống tốt. 
     
    Đồng thời, lấy định hướng phát triển giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch đô thị (theo mô hình TOD). Chú trọng phát triển các đô thị hai bên bờ Sông Hồng và các sông lớn trong vùng, đáp ứng yêu cầu thoát lũ, phòng, chống thiên tai, khai thác, sử dụng hiệu quả không gian, quỹ đất.
     
    (2) Quy hoạch Thủ đô Hà Nội phát huy vai trò hạt nhân của vùng
     
    Tiếp tục thực hiện Quy hoạch chung xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; phát huy vai trò hạt nhân động lực các đô thị trong vùng. 
     
    Xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố thông minh, hiện đại, có bản sắc, tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị phía Bắc, cả nước và hội nhập vào mạng lưới đô thị của khu vực Đông Nam Á, Châu Á.
     
    Bên cạnh đó, thành phố Hải Phòng phấn đấu trở thành đô thị loại đặc biệt, xanh, thông minh, đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; hình thành một số trung tâm đô thị cấp quốc gia, cấp vùng với các chỉ tiêu y tế, giáo dục, đào tạo đạt mức bình quân của đô thị thuộc 4 nước dẫn đầu ASEAN.
     
    (3) Liên kết các chuỗi đô thị định hướng riêng
     
    Phát triển các trung tâm hành chính tỉnh, thành phố để tăng cường liên kết, hình thành các chuỗi đô thị, đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa, trong đó:
     
    -  Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh gắn với phát triển vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ;.
     
    chuỗi đô thị tại các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình và Nam Định gắn với phát triển kinh tế biển.
     
    - Chuỗi đô thị tại tỉnh Hưng Yên và Hà Nam gắn với hạ tầng y tế - giáo dục cấp vùng và giảm tải cho các đô thị lớn.
     
    - Chuỗi đô thị thuộc các hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng gắn với phát triển công nghiệp, dịch vụ, logistics.
     
    (4) Di dời công trình giảm tải cho các thành phố lớn
     
    Thực hiện đồng bộ các chính sách giảm tải cho các đô thị lớn, thúc đẩy phát triển các đô thị vệ tinh; tiếp tục thực hiện di dời trường đại học, bệnh viện ra khỏi trung tâm Thủ đô Hà Nội. 
     
    Đồng thời, tập trung cải tạo, chỉnh trang các chung cư hết niên hạn sử dụng, chung cư xuống cấp, mất an toàn, đặc biệt là các đô thị lớn. Có chính sách đủ mạnh, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà xã hội cho người có thu nhập thấp, nhà ở trong khu công nghiệp cho NLĐ và xây dựng các thiết chế văn hóa, nhất là cho công nhân, NLĐ làm việc trong khu công nghiệp.
     
    Sớm hoàn thiện Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông nghiệp, nông thôn; ưu tiên đầu tư các công trình phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
     
    (5) Phát triển hệ thống hạ tầng giao thông
     
    Ưu tiên huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là phương thức đối tác công tư (PPP), trong đó vốn nhà nước đóng vai trò dẫn dắt nguồn lực khu vực tư nhân để đầu tư các công trình trọng điểm, động lực, có tính lan tỏa, kết nối vùng, kết nối các phương thức vận tải khác nhau. 
     
    Tập trung hoàn thiện mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối nội vùng, liên vùng và quốc tế; phát triển vận tải đa phương thức, phát huy lợi thế về cảng biển, hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và các hành lang kết nối của vùng. 
     
    Đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành dứt điểm các dự án giao thông đô thị, các tuyến vành đai hướng tâm, hệ thống giao thông tĩnh, nhất là sớm hoàn thành các tuyến Metro tại Thủ đô Hà Nội. Nghiên cứu đầu tư các tuyến đường sắt đô thị kết nối Hà Nội với Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Vĩnh Phúc,…cụ thể:
     
    Xem thêm Nghị quyết 14/NQ-CP ban hành ngày  08/02/2023.
     
    528 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (27/03/2023) ThanhLongLS (09/02/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #599504   28/02/2023

    Nghị quyết 14/NQ-CP: Phát triển đô thị đồng bằng Sông Hồng theo mô hình TOD

    Cảm ơn thông tin bài viết bạn đã cung cấp. Vùng Đồng bằng sông Hồng là địa bàn đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước với hạt nhân là Thủ đô Hà Nội. Việc có những chính sách phát triển kinh tế khu vực này không chỉ nâng cao đời sống người dân mà còn giúp nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển.
     
     
    Báo quản trị |