Nghị định hướng dẫn xử phạt hành chính đối với pháp nhân

Chủ đề   RSS   
  • #434139 22/08/2016

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Nghị định hướng dẫn xử phạt hành chính đối với pháp nhân

    Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật xử phạt vi phạm hành chính đi vào thực tiễn đến nay đã hơn 03 năm, tuy nhiên, một số quy định tại Nghị định này chưa cụ thể và phù hợp thực tiễn, ví như việc xác định đối tượng vi phạm là tổ chức chưa rõ ràng hoặc chưa xác định rõ căn cứ sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ quyết định xử lý vi phạm hành chính trường hợp sai sót, xác định thẩm quyền trong trường hợp tang vật là hàng cấm…

    Nhận thấy điều đó, Bộ Tư pháp hoàn tất Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật xử lý vi phạm hành chính. Trong đó có 1 số điểm mới nổi bật như sau:

    1. Khi nào tổ chức bị xử phạt hành chính?

    Khi đáp ứng đủ 02 điều kiện sau:

    - Có đủ các điều kiện để được công nhận là pháp nhân theo quy định pháp luật dân sự.

    - Hành vi vi phạm quy định pháp luật về quản lý nhà nước do người đại diện hoặc người được giao nhiệm vụ nhân danh tổ chức thực hiện và vì lợi ích của tổ chức hoặc có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp hành của tổ chức và theo quy định pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

    2. Trường hợp nào quyết định xử phạt hành chính được sửa đổi, bổ sung?

    - Có sai sót về kỹ thuật làm ảnh hưởng đến nội dung của quyết định.

    - Có sai sót về nội dung nhưng không làm thay đổi cơ bản nội dung của quyết định và không ảnh hưởng đến mục đích ban hành quyết định.

    3. Quyết định xử phạt hành chính được đính chính khi:

    Có sai sót về căn cứ pháp lý được viện dẫn hoặc thể thức, kỹ thuật trình bày hoặc vấn đề có tính kỹ thuật khác mà không làm ảnh hưởng đến nội dung quyết định.

    4. Trường hợp nào quyết định xử lý vi phạm hành chính bị hủy bỏ?

    - Có sai sót về nội dung áp dụng quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính làm thay đổi cơ bản nội dung của quyết định và ảnh hưởng đến mục đích ban hành quyết định.

    - Có vi phạm quy định pháp luật về thẩm quyền, thủ tục ban hành.

    - Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 Luật xử lý vi phạm hành chính.

    - Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính quy định tại khoản 10 Điều 12 Luật xử lý vi phạm hành chính.

    - Có quyết định khởi tố vụ án của cơ quan tiến hành tố tụng đối với vụ việc vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại khoản 3 Điều 62 Luật xử lý vi phạm hành chính.

    - Quyết định giải quyết khiếu nại của người hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại được ban hành dẫn đến việc thay đổi căn cứ, nội dung của quyết định về xử lý vi phạm hành chính.

    Xem thêm tại Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật xử lý vi phạm hành chính và tờ trình dự thảo Nghị định tại file đính kèm.

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 22/08/2016 10:28:23 SA
     
    8713 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    trang_u (24/08/2017) Xmen-8711 (22/09/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận