Trước đây nếu doanh nghiệp đã thu tiền của người lao động(NLĐ) nhưng không đóng BHXH cho NLĐ thì họ cũng không biết. Tuy nhiên khi chuyển sổ BHXH cho NLĐ giữ thì đây như một tài khoản tiết kiệm, người lao động kiểm tra được doanh nghiệp có đóng cho mình hay không.
Theo Khoản 2, Điều 18 Luật BHXH 2014 có hiệu lực đầu năm 2016, NLĐ có quyền tự quản lý sổ BHXH thay vì chủ sử dụng lao động (SDLĐ) giữ như hiện nay. Hàng năm, NLĐ sẽ được cơ quan BHXH xác nhận về việc đóng BHXH, được yêu cầu người SDLĐ và cơ quan BHXH cung cấp thông tin về đóng BHXH.
Khi sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) đã đến tay người lao động thì NLĐ sẽ giữ toàn bộ chứng từ gốc, BHXH Việt Nam sẽ giữ chứng từ điện tử trên hệ thống phần mềm quản lý của BHXH.
Luật cũng quy định trách nhiệm của người SDLĐ định kỳ 6 tháng phải niêm yết công khai thông tin về việc đóng BHXH cho NLĐ và niêm yết công khai thông tin đóng BHXH do cơ quan BHXH cung cấp hàng năm.
Hơn thế nữa, Việc bàn giao chỉ thực hiện khi đã rà soát, nhập xong thông tin trên sổ BHXH của NLĐ vào cơ sở dữ liệu và đã được nghiệm thu, sau khi được nghiệm thu, mỗi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội đều sẽ có mã định danh.
Khi sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) đã đến tay người lao động (NLĐ) thì NLĐ sẽ giữ toàn bộ chứng từ gốc, BHXH Việt Nam sẽ giữ chứng từ điện tử trên hệ thống phần mềm quản lý của BHXH.
Vậy liệu rằng, sau khi được bàn giao sổ bảo hiểm xã hội mà người lao động không may làm mất sổ thì sẽ giải quyết như thế nào?
Như đã phân tích ở trên, trong trường hợp người lao động làm mất sổ BHXH thì cũng đừng quá lo lắng vì đã có phần mềm quản lý thông tin của BHXH.
NLĐ nộp hồ sơ xin cấp lại cho cơ quan BHXH nơi đang đóng BHXH hoặc cơ quan BHXH nơi đóng BHXH cuối cùng trước khi dừng tham gia.
Cơ quan BHXH thực hiện đối chiếu hồ sơ cấp lại đối với hồ sơ và dữ liệu do cơ quan BHXH quản lý, nếu đủ điều kiện và xác định người bị mất sổ BHXH chưa hưởng trợ cấp 01 lần thì thực hiện cấp lại sổ BHXH.