Mang đến trải nghiệm làm việc toàn diện là cách tốt nhất để giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp.
Tháng 3 hàng năm, thị trường lao động Việt Nam bước vào giai đoạn biến động quen thuộc: cuộc chảy máu nhân sự tập thể với tên gọi “Mùa nhảy việc”. Trong khi nhân viên có hàng ngàn lý do khác nhau để quyết định thay đổi công việc, các doanh nghiệp đau đầu với một bài toán duy nhất: tuyển dụng và giữ chân nhân tài.
Theo phân tích của Decision Lab về môi trường làm việc lý tưởng của GenZ, điều các công ty cần để thu hút và khiến nhân viên gắn bó không chỉ là một văn phòng đẹp hay một mức lương đủ tốt, đó còn cần là nơi thúc đẩy năng suất, sự kết nối, sáng tạo và cảm hứng, khiến cho nhân viên cảm thấy hạnh phúc và muốn tiếp tục cống hiến.
Vậy “Làm thế nào để tạo ra một môi trường làm việc hạnh phúc?”, Vietcetera có cuộc trò chuyện với chị Sakshi Jawa - Tổng Giám đốc nhân sự Tiki, doanh nghiệp hai lần được vinh danh có “Môi trường làm việc tốt nhất châu Á”, và chị Zoee Nguyễn - Giám đốc Trải nghiệm thành viên tại Dreamplex.
Một chỗ làm việc lý tưởng đối với chị là gì?
Sakshi Jawa: Tôi cho rằng đó là nơi nhân viên cảm thấy hạnh phúc bởi họ được quan tâm một cách toàn diện nhất. Ở Tiki, chúng tôi đang trong quá trình xây dựng môi trường như vậy. Nó bao gồm nhiều yếu tố: họ có nhìn thấy sự phát triển của bản thân khi gắn bó với Tiki hay không, có thấy tương lai và tầm nhìn của công ty không, họ có bị làm phiền bởi những việc nhỏ hơn như trời mưa thì phải đỗ xe ở đâu, ăn trưa ở đâu... Chúng tôi muốn nhân viên cảm thấy yên tâm và thoải mái ở nơi họ dành 8 tiếng mỗi ngày để làm việc.
Zoee Nguyễn: Mỗi người là một cá thể khác nhau với nhu cầu khác nhau về không gian, sự linh hoạt hay hiện đại trong cơ sở vật chất, hoặc chú trọng sự giao tiếp và mở rộng network tại nơi làm việc. Đối với Dreamplex, môi trường làm việc lý tưởng là nơi đáp ứng được tất cả nhu cầu của người dùng. Thêm nữa, sau thời gian mọi thứ bị ngưng trệ vì COVID-19, mọi người nhận ra nhu cầu về một văn phòng linh hoạt hơn, có thêm nhiều giải pháp để thu nhỏ hoặc mở rộng quy mô nhanh chóng. Đó là lý do Dreamplex có nhiều địa điểm khác nhau với những thiết kế riêng biệt, sự đa dạng về concept giữa các địa điểm sẽ giúp các thành viên của Dreamplex được trải nghiệm tối đa và có nhiều lựa chọn.
Được biết, Tiki chọn Dreamplex là “nhà” khi mở rộng tại Hà Nội. Lý do nào để cả hai chọn nhau làm đối tác?
Sakshi Jawa: Khi tìm kiếm địa điểm mới cho văn phòng ở Hà Nội, chúng tôi rất chú trọng việc tìm được một nơi khiến cho nhân viên của mình được thoải mái và yên tâm tập trung vào công việc. Văn phòng mới tại Dreamplex cho chúng tôi mọi thứ mình cần: vị trí trung tâm, phòng họp lớn, một không gian cực kỳ sáng tạo, văn phòng được thiết kế đẹp với các mảng xanh, khu vực uống cafe thư giãn và tối giản vừa đủ cho một công ty công nghệ.
Tôi rất ấn tượng về cách văn phòng được thiết kế khiến cho mọi người đều cảm thấy năng lượng tích cực. Những dịch vụ và hoạt động kết nối ở Dreamplex cũng khiến cho một ngày đi làm ở đây thú vị, gắn kết và hiệu quả hơn. Đây chính là mô hình trải nghiệm toàn diện mà tôi muốn dành cho nhân viên của mình.
Zoee Nguyễn: Đội ngũ Dreamplexhiểu rằng điều Tiki cần là xây dựng văn hóa doanh nghiệp như một thương hiệu của mình, trong đó yếu tố quan trọng hàng đầu là giúp nhân viên phát triển và gắn kết. Đó cũng chính là giá trị cốt lõi mà Dreamplex theo đuổi. Chúng tôi không chỉ cung cấp văn phòng vật lý mà hướng tới mang lại trải nghiệm, giải pháp giúp doanh nghiệp giữ được nhân tài, làm cho họ cảm thấy có sự gắn bó và tương tác. Khi cùng có tiếng nói và tầm nhìn chung, cả Tiki và Dreamplex cùng lên ý tưởng và thiết kế các trải nghiệm dành riêng cho Tiki.
Với đội ngũ có tới gần 80% nhân viên thuộc thế hệ Gen Z như Tiki, việc xây dựng môi trường làm việc có điểm gì khác biệt so với các thế hệ khác?
Sakshi Jawa: GenZ là những người luôn sẵn sàng thử nghiệm những điều mới mẻ, rất táo bạo, họ cởi mở hơn với suy nghĩ “Ở Việt Nam chưa ai làm điều này, nhưng ok, cứ thử thôi”. GenZ chấp nhận rủi ro, họ cũng luôn sẵn sàng làm những điều chưa từng có tiền lệ. Họ sáng tạo hơn, thích phá bỏ những giới hạn và rào cản thông thường hơn.
Trong một tập thể, bạn luôn phải tìm cách cân bằng hai xu hướng này. Nếu tập thể chỉ có Millennials, chắc chắn sẽ khó đổi mới nhanh đến thế, nhưng ngược lại, Gen Z cũng cần phải học hỏi rất nhiều từ kinh nghiệm được đúc kết sau rất nhiều năm đi làm của những đồng nghiệp Millennials. Lý tưởng nhất là bạn có một người lãnh đạo Millennials đủ tin tưởng vào những điều GenZ làm, hiểu được cách vận hành của họ mà không quản lý vi mô, dám để cho họ thử nghiệm những điều mới mẻ nhưng cũng đủ tỉnh táo để biết điều chỉnh và kiểm soát khi nào nên dừng lại.
Zoee Nguyễn: Điểm tích cực đầu tiên là do đặc điểm của thế hệ, họ rất sẵn sàng chia sẻ, nói lên nhu cầu và nguyện vọng của mình. Các bài khảo sát của chúng tôi nhận được những phản hồi rất cụ thể, từ đó chúng tôi thuận lợi hơn trong việc xây dựng các sự kiện, hoạt động để đáp ứng nhu cầu của các khách hàng Gen
Tuy nhiên, cũng chính vì GenZ là một thế hệ vận động nhanh, bắt trend tốt, thử thách của chúng tôi là luôn phải cập nhật, bắt kịp xu hướng, thậm chí là đi trước xu hướng, để khiến khách hàng GenZ không cảm thấy nhàm chán. GenZmong muốn chỗ làm được cá nhân hóa, không gian linh hoạt, hiện đại, thoải mái. Văn phòng cần sự tiện lợi, hi-tech, hiện đại hóa, giúp họ thư giãn và được sáng tạo. Khi thiết kế trải nghiệm nào chúng tôi cũng cần nhắc những yếu tố này để đạt được sự hài lòng cao nhất.
Quá trình thiết kế “Trải nghiệm hạnh phúc” này diễn ra như thế nào?
Zoee Nguyễn: Với Tiki, chúng tôi xây dựng giải pháp doanh nghiệp chứ không đơn thuần là thiết kế bố cục hay không gian văn phòng. Cả hai team cùng ngồi lại để chia sẻ định hướng theo quý và theo năm, cùng thống nhất về các hoạt động sẽ triển khai dành riêng cho Tiki.
Rất nhiều khảo sát đã được thực hiện để tìm hiểu mong muốn cụ thể của mỗi nhân viên tại Tiki. Từ những kết quả khảo sát này, chúng tôi nhận ra mỗi người đều có những sở thích, sự quan tâm đến nhiều lĩnh vực khác nhau chứ không phải chỉ là IT hay thương mại điện tử. Từ đó chúng tôi xây dựng 4 hoạt động khác nhau:
- Play@Dreamplex: Dành cho những khoảng nghỉ cần thư
giãn và kết nối tại văn phòng thông qua các trò chơi đơn giản
- WorkWell: Hướng tới những hoạt động tăng cường sức khỏe | tinh thần như yoga, thiền, khám sức khỏe
- Future.Co: Những hoạt động hỗ trợ nhân sự và lấy trải nghiệm của nhân viên làm trung tâm
- Dreamplex Academy: Những khóa học xây dựng các kỹ năng giúp tăng hiệu quả làm việc như networking, quản lý thời gian, giá trị thương hiệu cá nhân...
Văn phòng mới này có ý nghĩa thế nào đối với sự phát triển của Tiki và Dreamplex?
Sakshi Jawa: Theo lộ trình, đây là bước đi đầu tiên để chúng tôi tạo ra một môi trường đủ hấp dẫn để thu hút nhân tài. Hiện nay, Hà Nội chúng tôi có khoảng 70 người. Chúng tôi tìm kiếm những người muốn gia nhập đội ngũ Tiki để cùng tăng tốc, chính vì vậy chúng tôi chuyển đến một văn phòng rộng hơn, để mở rộng quy mô nhân sự của Tiki tại Hà Nội.
Chúng tôi đã có văn phòng tại Hà Nội một thời gian rồi và đây là thời điểm thích hợp để mở rộng và chiếm lĩnh thị trường. Điều quan trọng nhất khi vận hành một văn phòng ở xa chính là việc duy trì sự trao đổi thông tin, giao tiếp để đảm bảo công việc được trôi chảy, đồng thời đội ngũ ở Hà Nội cũng có thử thách lớn hơn khi hầu hết các lãnh đạo cấp cao đều ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Zoee Nguyễn: Khách hàng ở mỗi nơi có một đặc điểm riêng, vì thế chiến lược của Dreamplex cho thị trường Hà Nội cũng sẽ khác. Chúng tôi mang đến một concept mới và hy vọng sẽ thuyết phục được khách hàng Hà Nội bởi chất lượng và trở thành những người gắn bó và cam kết lâu dài. Đây sẽ là mục tiêu trong tương lai của Dreamplex cùng với 6 văn phòng của Dreamplex tại TP. Hồ Chí Minh từ nay đến cuối năm 2021.
Trà My
Nguồn: Vietcetera