Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay là gì? Nhận hối lộ bao nhiêu tiền thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Chủ đề   RSS   
  • #615822 30/08/2024

    NguyenTuanKiet2911

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:28/06/2024
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay là gì? Nhận hối lộ bao nhiêu tiền thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

    Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay nghĩa là gì? Nhận hối lộ bao nhiêu tiền thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin đến vấn đề này

    Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay là gì?

    "Nêu cao" trong câu "Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay" gợi ý về việc một người người được đặt ở vị trí cao, có quyền lực, hoặc có thể là tỏ ra có phẩm hạnh, đạo đức cao. "Nêu cao" có thể hiểu là được tôn vinh, được xem trọng, hoặc có sự chú ý lớn từ xã hội

    "Bóng chẳng ngay" trong câu "Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay" ám chỉ rằng mặc dù người đó có thể có vị trí cao và được nêu cao, nhưng thực tế, họ không giữ được sự ngay thẳng, trung thực, hoặc đạo đức trong hành vi của mình. "Bóng chẳng ngay" nghĩa là cái vẻ bề ngoài không phản ánh đúng bản chất thật sự của họ. "Bóng" ở đây có thể được hiểu là hình ảnh hoặc biểu hiện bên ngoài của người đó.

    Câu tục ngữ "Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay" có thể ám chỉ tới những người có chức có quyền nhưng không ngay thẳng.

    Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

    Nhận hối lộ bao nhiêu tiền thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

    Từ câu tục ngữ "Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay" là dùng để chỉ trích những người chức cao nhưng lại vì tiền mà có thể bất chấp tất cả, kể cả hành vi nhận hối lộ.

    Căn cứ theo Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm r khoản 1 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về tội nhận hối lộ như sau:

    Tội nhận hối lộ

    - Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    + Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    + Lợi ích phi vật chất.

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    + Có tổ chức;

    + Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;

    c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    + Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

    + Phạm tội 02 lần trở lên;

    + Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;

    + Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

    + Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

    + Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    - Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

    - Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

    + Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    + Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.

    Như vậy, người nhận hối lộ từ trên 02 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng trước đó đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án về một trong các tội phạm về chức vụ, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội nhận hối lộ.

    Lưu ý: Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Người nhận hối lộ từ 1 tỷ đồng chủ động nộp lại bao nhiêu tài sản nhận hối lộ thì không bị thi hành án tử hình?

    Căn cứ theo điểm c khoản 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

    Tử hình

    ...

    - Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    + Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;

    + Người đủ 75 tuổi trở lên;

    + Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

    - Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.

    Theo quy định nêu trên, thì người nhận hối lộ từ 1 tỷ đồng chủ động nộp ít nhất ba phần tư tài sản nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì không bị thi hành án tử hình theo quy định của pháp luật.

    Lưu ý: Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu họ là phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người đủ 75 tuổi trở lên.

    Tóm lại, câu  tục ngữ "Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay" khuyên chúng ta đừng vì tiền bạc mà nhận hối lộ vì hành vi này không những bị xã hội phê phán mà người vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình.

     
    31 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận