Nên xác định số tiền phạm tội đánh bạc như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #478314 13/12/2017

    Loando1107
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2017
    Tổng số bài viết (228)
    Số điểm: 3480
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 69 lần


    Nên xác định số tiền phạm tội đánh bạc như thế nào?

    Trong quá trình tìm hiểu bản án tôi có bắt gặp một tình huống thực tế như thế này, nên tôi xin được phép nêu ra để mọi người cùng tìm hiểu và cho ý kiến.

    Nội dung vụ án: Khoảng 14 giờ ngày 10/5/2017, Giáp Văn A dùng điện thoại di động nhắn tin vào điện thoại di động của Bùi Văn B để nhờ giúp mua số lô, số đề với tổng số tiền là 1.500.000 đồng. A đã trả tiền cho B đầy đủ. Sau đó, B dùng điện thoại nhắn tin chuyển toàn bộ số lô đề mà A đánh cho Trần Văn C để mua số lô, đề. C nhận đủ tiền và nhắn tin lại cho B là “ok” tức là đồng ý.

    Đến khoảng 16 giờ cùng ngày, Công an huyện kiểm tra hành chính thì phát hiện hành vi đánh bạc trái phép dưới hình thức mua số lô, số đề của Giáp Văn A.

    Đến 18 giờ 45 phút cùng ngày sau khi mở thưởng, B so thấy trong số lô, số đề mà A mua trúng tổng số tiền là 4.000.000 đồng nên đã nhắn tin vào số thuê bao di động của A là: “Chú trúng, 4 triệu”.

    Đến 19 giờ cùng ngày, Cơ quan điều tra tiến hành khám xét khẩn cấp tại nơi ở của B và C thu giữ vật chứng liên quan đến hành vi đánh bạc.

    Việc xác định số tiền được sử dụng vào mục đích đánh bạc làm căn cứ để xử lý đối với Giáp Văn A và Bùi Văn B có quan điểm khác nhau:

    Quan điểm thứ nhất: B là đồng phạm với vai trò giúp sức cho A, tổng số tiền được sử dụng đánh bạc là 1.500.000 đồng. Do bản chất số tiền trúng thưởng 4.000.000 đồng là A được nhận chứ không phải B. Hành vi của A bị phát hiện trước khi có kết quả mở thưởng sổ xố. B là người giúp sức không được hưởng lợi gì, tại thời điểm A bị phát hiện với số tiền là 1.500.000 đồng. Do vậy không khởi tố đối với cả A và B.

    Quan điểm thứ hai: A và B là đồng phạm, tổng số tiền được sử dụng đánh bạc là 1.500.000 + 4.000.000 (số trúng) = 5.500.000 đồng. Do hành vi của B bị phát hiện sau khi có kết quả xổ số nên cần cộng cả số tiền trúng thưởng vào tổng số tiền đánh bạc. Do vậy cần khởi tố đối với cả A và B.

    Quan điểm thứ ba: A và B là đồng phạm. Tuy nhiên do hành vi của A bị ngăn chặn trước khi có kết quả xổ số, nên số tiền sử dụng đánh bạc đối với A là 1.500.000 đồng. Còn hành vi của B bị phát hiện sau khi có kết quả mở thưởng nên tổng số tiền sử dụng vào đánh bạc của B xác định là 1.500.000 + 4.000.000 (trúng thưởng) = 5.500.000 đồng. Trường hợp này chỉ khởi tố B và không khởi tố A.

    Quan điểm cá nhân của tôi thì tôi đồng ý với quan điểm thứ nhất. Không biết quan điểm của mọi người như thế nào?

     
    3144 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận