Nên hay không nên cấp Hộ chiếu vắc xin: Hãy nhớ 1% còn tốt hơn là 0%

Chủ đề   RSS   
  • #575277 04/09/2021

    vankhanhnhu
    Top 200
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2020
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 8732
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 536 lần


    Nên hay không nên cấp Hộ chiếu vắc xin: Hãy nhớ 1% còn tốt hơn là 0%

    Nên hay không nên cấp hộ chiếu vắc xin? - Minh họa

    Nên hay không nên cấp hộ chiếu vắc xin? - Minh họa

    Trong kế hoạch phục hồi nền kinh tế, TP. HCM đề xuất lưu hành một loại giấy gọi là “Hộ chiếu vắc xin”. Nhiều người đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả, tính công bằng,… của loại giấy này. Một trong những lý do nhiều người phản đối “hộ chiếu vắc xin” là vì họ cho rằng “vắc xin cũng chỉ hỗ trợ phần nào” chứ không làm tất cả chúng ta miễn nhiễm với bệnh tật! Theo mình, đây là một lập luận không thuyết phục!

    Tổng hợp những ý kiến phản bác việc cấp hộ chiếu vắc xin, mình thấy có 2 luận điểm chính:

    1/ Vắc xin không giúp bạn an toàn 100%, nếu bạn tiêm rồi mà vẫn nhiễm thì bạn chính là nguồn nguy hiểm cho người chưa tiêm.

    => Đúng, chẳng có loại vắc xin nào trên đời này hạn chế được 100% khả năng lây nhiễm cả. Nhưng nếu không tiêm vắc xin thì khả năng hạn chế lây nhiễm là 0%, nếu tiêm vắc xin thì ít nhất tỉ lệ cũng là vài chục phần trăm, như vậy là đủ hiểu chúng ta NÊN tiêm vắc xin.

    Chuyện an toàn vắc xin thì như các bạn đã biết, dù rất nhiều người tẩy chay một số loại vắc xin hoặc có lý do để từ chối tiêm vắc xin tại Việt Nam tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, kể cả là báo chính thống hay các bài viết trên mạng, mình chưa thấy phàn nàn là tiêm vắc xin có ảnh hưởng gì quá tiêu cực tới sức khỏe.

    Tiếp theo, việc tiêm vắc xin ngoài giảm khả năng lây nhiễm còn giảm cả khả năng khiến bệnh tình trở nặng, trong trường hợp bạn chưa tiêm đủ 2 mũi thì khả năng nhiễm bệnh vẫn là có, tuy nhiên kháng thể trong vắc xin sẽ giúp bạn không phải nằm liệt giường, thở máy,… (tất nhiên loại trừ trường hợp bạn có bệnh nền)

    2/ Thiếu công bằng cho người không tiêm?

    Vậy bạn có nghĩ đến công bằng cho người đã tiêm?

    Chẳng hạn có 80% người dân đã được tiêm chủng, chỉ 20% quyết định không tiêm. Lúc đó có thể xã hội sẽ vì 20% này mà trì trệ, không thể đi làm, đi học,… trở lại, tôi nghĩ đây mới là thiếu công bằng. Việc lưu hành hộ chiếu vắc xin chỉ cơ bản là phân rõ: Ai đã tiêm thì sẽ được quản lý theo nhóm riêng, với những quyền lợi nhất định, ai chưa tiêm thì chưa thể có những quyền đó vì chẳng ai đảm bảo được cơ thể bạn có kháng thể hay không (người đã tiêm thì hoàn toàn có thể kiểm tra lượng kháng thể)

    Ở Mỹ, cụ thể là New York, từng có thời điểm thị trưởng tuyên bố đội ngũ công chức, viên chức nhà nước của họ nếu không đồng ý tiêm vắc xin thì phải xét nghiệm Covid-19 liên tục 3 ngày 1 lần. (Chúng tôi từng làm video có chứa nội dung này, gắn ở phần bình luận).

    Chẳng hạn việc lưu hành hộ chiếu vắc xin được chính thức đưa vào hoạt động, khả năng cao các cơ quan chức năng sẽ có hình thức để quản lý những người chưa tiêm vắc xin nếu họ có như cầu được hoạt động như những người đã tiêm, ít nhất là họ sẽ phải xét nghiệm Covid-19 thường xuyên hơn.

    Tóm lại, cần thêm thời gian để tính toán, cân nhắc và hoàn thiện quy chế áp dụng “Hộ chiếu vắc xin”, tuy nhiên theo mình thì đây là chuyện nên làm, bởi nó đồng nghĩa với chúng ta đã có cách thích nghi với tình hình dịch bệnh, thậm chí là “chung sống” với dịch bệnh ở một mức độ kiểm soát nhất định!

     
    602 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vankhanhnhu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (04/09/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #575314   06/09/2021

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2031)
    Số điểm: 14871
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Nên hay không nên cấp Hộ chiếu vắc xin: Hãy nhớ 1% còn tốt hơn là 0%

    Nói tóm lại là cần phải có phương án để nới lỏng việc giãn cách chứ không thể cứ giãn cách mãi được. Dân không thể ở nhà chờ trợ cấp của nhà nước mà nhà nước cũng không thể hỗ trợ suốt được. Cần phải nới lỏng để các hoạt động kinh tế hoạt động trở lại bình thường.

     

     
    Báo quản trị |