Công chứng - Hình minh họa
Bạn có từng thắc mắc nên công chứng ở đâu khi cả UBND cấp xã và Văn phòng công chứng đều có thẩm qyền chứng thực giấy tờ. Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp cho câu hỏi trên nha:
Về tính pháp lý:
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Chứng thực được hiểu là sự chứng nhận sự việc, không đề cập đến nội dung, chủ yếu chú trọng về mặt hình thức.
Về thẩm quyền
Cơ quan
|
Giấy tờ chứng thực thuộc thẩm quyền
|
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã)
|
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
e) Chứng thực di chúc;
g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.
Căn cứ: Nghị định 23/2015/NĐ-CP
|
Văn phòng công chứng, phòng công chứng
|
- Công chứng viên được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản.
- Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng thực.
Căn cứ tại:Luật Công chứng 2014
|
Xem thêm: Công chứng, chứng thực: Ở đâu, giấy tờ gì - Tất tần tật tại đây
Mức phí chứng thực
Mức thu phí của văn phòng công chứng và UBND cấp xã được quy định tại Thông tư 226/2016/TT-BTC và Thông tư 257/2016/TT-BTC. Theo đó, thì mức phí đối với với các trường hợp chứng thực ở Văn phòng công chứng và UBND cấp xã như nhau với cùng một loại thủ tục, giấy tờ.
Xem thêm: Tổng hợp mức phí công chứng, chứng thực hiện hành
Như vậy, thì mức phí chứng thực văn bản giấy giờ giữa Văn phòng công chứng và UBND là như nhau.
KẾT LUẬN:
Có thể thấy, Thẩm quyền chứng thực của Văn phòng công chứng hẹp hơn so với UBND cấp xã. Do vậy, ta phải dựa vào nhu cầu cần chứng thực loại giấy tờ gì mà có thể lựa chọn đại điểm chứng thực. Đối với các văn bản giấy tờ mà cả Văn phòng công chứng và UBND cấp xã đều có thẩm quyền thì bạn có thể lựa chọn cái nào cũng được vì mức phí giữa 2 bên là như nhau.