Nâng lương thường xuyên viên chức nghỉ không hưởng lương

Chủ đề   RSS   
  • #607579 18/12/2023

    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1982)
    Số điểm: 14209
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Nâng lương thường xuyên viên chức nghỉ không hưởng lương

    Viên chức nghỉ không hưởng lương thì thời gian nghỉ không hưởng lương có được tính vào thời gian để tính nâng lương thường xuyên hay không?

    Thời gian tối đa viên chức được nghỉ không hưởng lương là bao lâu?

    Căn cứ theo quy định Khoản 4 Điều 13 Luật Viên chức năm 2010 quy định về quyền nghỉ không lương đối với viên chức thì viên chức được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

    Ngoài ra, tại Khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương. Về thời gian nghỉ như thế nào do hai bên tự thỏa thuận, pháp luật không can thiệp thời gian nghỉ tối đa nha như thế nào.

    Như vậy, viên chức được nghỉ không hưởng lương nếu đảm bảo các điều kiện là có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng thời, hiện không có quy định về thời gian được nghỉ không hưởng lương tối đa là bao lâu mà phụ thuộc vào việc viên chức đề xuất và được người đứng đầu đơn vị đồng ý.

    Nâng lương thường xuyên đối với viên chức nghỉ không hưởng lương

    Tại Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV Hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và trước thời hạn đối với cán bộ, công, viên chức và người lao động do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành thì thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:

    - Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;

    - Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định;

    - Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.

    Tổng các loại thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Điểm này (nếu có) được tính tròn tháng, nếu có thời gian lẻ không tròn tháng thì được tính như sau: Dưới 11 ngày làm việc (không bao gồm các ngày nghỉ hằng tuần và ngày nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động) thì không tính; từ 11 ngày làm việc trở lên tính bằng 01 tháng.

    Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên đối với trường hợp viên chức nghỉ việc riêng không hưởng lương thì thời gian đó nghỉ đó sẽ không được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên. 

    Viên chức bị ốm đau trong thời gian nghỉ không hưởng lương có được chi trả chế độ ốm đau

    Tại Điều 2 Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc thì viên chức được xác định là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Theo Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành thì không giải quyết chế độ ốm đau đối với trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

    Như vậy, trong trường hợp viên chức (xác định là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc) trong thời gian nghỉ không hưởng lương mà bị ốm đau thì sẽ không được chi trả chế độ ốm đau.

     
    191 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận