Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân hiểu sao cho đúng?

Chủ đề   RSS   
  • #447426 22/02/2017

    HuynhVanLam610

    Male
    Mầm

    Bình Thuận, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2015
    Tổng số bài viết (58)
    Số điểm: 685
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 11 lần


    Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân hiểu sao cho đúng?

    Cùng với cá nhân thì pháp nhân là chủ thể quan trọng, phổ biến trong các quan hệ dân sự nên pháp nhân cũng phải có năng lực pháp luật dân sự như cá nhân. Theo quy định của BLDS 2015 “Pháp nhân là tổ chức được thành lập một các hợp pháp, theo cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình”. Ngoài ra pháp nhân còn nhân danh chính mình tham gia vào các quan hệ pháp luật độc lập. Cùng với cá nhân thì pháp nhân là chủ thể quan trọng, phổ biến trong các quan hệ dân sự nên pháp nhân cũng phải có năng lực pháp luật dân sự như cá nhân.

    Khoản 1 Điều 86 BLDS 2005 định nghĩa năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân: “năng lực dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có quyền, và nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích hoạt động của mình. Bởi vì cụm từ “phù hợp với mục đích hoạt động của mình” mà quy định này đã tạo nên nhiều quan điểm khác nhau.

    Có quan điểm giải thích năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân mang tính chuyên biệt, nghĩa là khác với cá nhân năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phụ thuộc vào mục đích hoạt động của pháp nhân đó. Nếu cá nhân có pháp luật dân sự như nhau, thì pháp nhân khác nhau có năng lực pháp luật dân sự khác nhau vì bị chi phổi bởi mục đích hoạt động, khi pháp nhân thay đổi mục đích hoạt động thì quyền, nghĩa vụ pháp lý cũng thay đổi theo.

    Cuối cùng Điều luật đã bị sửa đổi, bổ sung trong BLDS 2015 theo hướng “Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có quyền và nghĩa vụ dân sự” (đã bỏ cụm từ phù hợp với mục đích hoạt động của mình, tức năng lực pháp luật không bị bạn chế bởi mục đích hoạt động) và năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ Luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.

    Với nội dung này, đã có sự thay đổi tư duy về năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân theo hướng năng lực này chỉ bị hạn chế trong trường hợp có “quy định khác” nên đối với từng vấn đề cụ thể, nếu BLDS và luật khác có liên quan không có quy định giới hạn năng lực pháp luật dân sự thì pháp nhân đương nhương có năng lực pháp luật dấn sự như cá nhân.

     
    12415 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #447719   23/02/2017

    duongthuy2210
    duongthuy2210
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2016
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1485
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 112 lần


    Cảm ơn bài viết bổ ích của tác giả.
    Phải hiểu rõ được khái niệm năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân mới có thể đảm bảo xác định đúng đắn những quyền và nghĩa vụ của pháp nhân trong quan hệ pháp luật.

     
    Báo quản trị |