Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo quy định pháp luật hiện hành

Chủ đề   RSS   
  • #552247 19/07/2020

    quachlinh197
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2020
    Tổng số bài viết (259)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 26 lần


    Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo quy định pháp luật hiện hành

    Căn cứ vào khả năng của cá nhân về nhận thức và điều khiển được hành vi và hậu quả của hành vi đó về cơ bản dựa trên yếu tố độ tuổi. Ngoài ra, trong một số trường hợp là dựa vào những yếu tố khác của mỗi cá nhân, Bộ Luật Dân sự 2015 chia năng lực hành vi dân sự của cá nhân thành các mức độ khác nhau giữa các cá nhân khác nhau cụ thể như sau:

    1. Năng lực hành vi đầy đủ

    Người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp bị tuyên bố mất năng lực hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

    Pháp luật chỉ quy định độ tuổi tối thiểu mà không quy định độ tuổi tối đa của những người có năng lực pháp luật dân sự đầy đủ. Những người này có đầy đủ tư cách chủ thể, toàn quyền tham gia vào quan hệ dân sự với tư cách là chủ thể độc lập và tự chịu trách nhiệm

    2. Năng lực hành vi một phần

    Những người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có năng lục hành vi dân sự một phần.

    Người có năng lực hành vi một phần (không đầy đủ) là những người chỉ có thể xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong một giới hạn nhất định do pháp luật dân sự quy định.

    3. Không có năng lực hành vi

    Người chưa đủ 6 tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Họ chưa bao giờ có năng lực hành vi bởi chưa đủ ý chí cũng như lí trí để hiểu được hành vi và hậu quả của những hành vi đó.

    Mọi giao dịch của những người này đều do người đại diện xác lập và thực hiện. 

    4. Mất năng lực hành vi dân sự

    Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

    Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

    Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

    5. Hạn chế năng lực hành vi dân sự

    Thông thường những người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là những người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự nhưng họ tự hạn chế năng lực hành vi dân sự của mình như là do họ nghiện ma túy đá, thuốc lắc, heroin, nghiện các chất kích thích như rượu, bia…dẫn đến phá tán tài sản của gia đình. Căn cứ vào tình trạng thực tế và theo yêu cầu của những người có quyền, lợi ích liên quan, tổ chức hữu quan, toà án có thể ra quyết định tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

    Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.

    Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.

    6. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

    Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

    Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

    Căn cứ: Bộ Luật Dân sự 2015 có hiệu từ ngày 01 tháng 01 năm 2017

     

     
    5416 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #553042   28/07/2020

    Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Tư cách chủ thể của cá nhân chỉ đầy đủ, hoàn thiện, độc lập khi họ có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, ngoài năng lực pháp luật dân sự.

     
    Báo quản trị |