Theo đó, nâng cao tiêu chí xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao đời sống của người dân là một trong những giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển nông thôn năm 2023.
(1) Xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập, ổn định và cải thiện điều kiện sống của dân cư nông thôn
Xác định mục tiêu chính cần đạt năm 2024, đề xuất các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm cần triển khai góp phần đạt mục tiêu chung của Chương trình giai đoạn 2021 - 2025.
Xây dựng kế hoạch nhiệm vụ và giải pháp cụ thể về: số xã, tỷ lệ % số xã đạt chuẩn nông thôn mới, số xã đạt chuẩn NTM nâng cao và kiểu mẫu; số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn dự kiến tăng so với năm 2023; số tỉnh hoàn thành xây dựng NTM; dự kiến số lượng sản phẩm được chuẩn hóa theo bộ tiêu chí sản phẩm OCOP.
Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho cư dân nông thôn.
Hoàn thành hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, đặc biệt ở vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Xây dựng nông thôn mới phát triển toàn diện, bền vững gắn với đô thị hóa.
Nâng cao chất lượng tiêu chí xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và hiện đại, gắn với quá trình đô thị hóa, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đảm bảo môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn; đời sống nông thôn giàu bản sắc văn hóa truyền thống; đưa nông thôn trở thành nơi đáng sống.
Xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng Dân tộc thiểu số và Miền núi; công tác di dân và ổn định dân cư tại các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng,…
(2) Phát triển hạ tầng, nâng cao năng lực phòng chống và giảm nhẹ thiên tai
Bảo vệ và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các đơn vị nghiên cứu, xây dựng và thực hiện kế hoạch đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025; tăng cường xây dựng và đề xuất các giải pháp, các dự án huy động xã hội hóa đầu tư phát triển hạ tầng nông nghiệp - nông thôn.
Tăng cường khả năng điều tiết các nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm; tăng cường khả năng tích nước cho mùa khô, cấp đủ nước sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân.
Chủ động các phương án ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai; đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập; xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển. Triển khai hiệu quả các nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu, trọng tâm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Nghị quyết của Chính phủ về phát triển bền vững vùng thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tăng cường công tác quản lý tài nguyên rừng, tài nguyên đất, tài nguyên biển, tập trung bảo vệ môi trường và giảm thiểu phát thải.
(3) Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp
Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng, miền, sản phẩm, ngành hàng.
Xây dựng kế hoạch đẩy mạnh thực hiện các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị; xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định 1804/QĐ-TTg năm 2020.
Phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu; phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình và kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp theo hướng giải quyết dứt điểm những vướng mắc trong quản lý và sử dụng đất đai, nâng cao hiệu quả hoạt động.