Ngày 14/8/2023 Chính phủ vừa có Nghị quyết 126/NQ-CP năm 2023 tải về một số giải pháp nâng cao chất cu mg công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật nhằm ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ.
(1) Sửa đổi Quy chế làm việc của Chính phủ xử lý người làm chậm tiến độ ban hành văn bản
- Nghiên cứu sửa đổi Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định 39/2022/NĐ-CP, trong đó:
+ Làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong việc xử lý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các đề án, tài liệu, báo cáo, văn bản đề xuất khác trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; phân cấp, phân quyền phù hợp.
+ Có biện pháp xử lý đối với các trường hợp không tuân thủ nghiêm quy định của Quy chế để bảo đảm tiến độ ban hành văn bản.
- Tăng cường kiểm tra hồ sơ, tài liệu dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục trình, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
- Tham mưu, giúp Chính phủ trong việc chuẩn bị các Nghị quyết của Chính phủ chỉ đạo về chính sách trong các đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại các phiên họp.
(2) Tăng cường năng lực công tác của Bộ Tư pháp đối với dự án luật
- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc liên quan đến việc thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
- Tăng cường tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật, pháp chế.
- Nâng cao chất lượng công tác tham mưu lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ.
+ Cương quyết không đưa vào Chương trình những dự án, dự thảo không đầy đủ hồ sơ, tài liệu hoặc không đảm bảo chất lượng.
+ Hạn chế việc lùi, rút trình các dự án luật, pháp lệnh.
+ Kịp thời kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý các trường hợp không bảo đảm tiến độ, chất lượng.
- Phối hợp với cơ quan được giao chủ trì nghiên cứu để đổi mới và hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật, bảo đảm chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả.
- Tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thẩm định đề nghị xây dựng văn bản, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
- Tập trung nguồn lực để bảo đảm tiến độ, chất lượng và quy trình thẩm định; ý kiến thẩm định phải rõ, cụ thể, phải khẳng định dự án, dự thảo đủ điều kiện hay không đủ điều kiện trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Tập trung nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện thể chế về ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm gắn kết công tác xây dựng pháp luật với thi hành pháp luật, nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật.
- Phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ tham mưu Chính phủ sớm ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế đế đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật.
(3) Chủ tịch UBND tỉnh thường xuyên rà soát thực tiễn thi hành pháp luật
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND cấp dưới thường xuyên rà soát các văn bản quy phạm pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật để kịp thời đề xuất, soạn thảo, trình HĐND, UBND cùng cấp ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương mình.
- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương theo hướng ưu tiên, bố trí đầy đủ các nguồn lực về kinh phí và biên chế được phân bổ cho địa phương để đảm bảo, nâng cao chất lượng cho công tác xây dựng thể chế và theo dõi thi hành pháp luật.