Năm 2030: Áp dụng công nghệ AI thực hiện 100% dịch vụ công

Chủ đề   RSS   
  • #612339 04/06/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 10

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (867)
    Số điểm: 13788
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 287 lần


    Năm 2030: Áp dụng công nghệ AI thực hiện 100% dịch vụ công

    Với mục tiêu 100% ứng dụng AI, Việt Nam hướng đến xây dựng nền hành chính thông minh, hiện đại, hiệu quả, mang lại lợi ích tối ưu cho người dân

    (1) Năm 2030: Áp dụng công nghệ AI thực hiện 100% dịch vụ công

    Bộ Thông tin & Truyền thông (Bộ TT&TT) đã ra Quyết định 699/QĐ-BTTTT phê duyệt Kế hoạch hành động năm 2024 triển khai chiến lược phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 (chiến lược AI ứng dụng).

    Kế hoạch kèm theo Quyết định 699/QĐ-BTTTT đề ra mục đích của kế hoạch lần này nhằm thực hiện có hiệu quả, chất lượng các mục tiêu, nhiệm vụ Chiến lược phát triển ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 (Chiến lược AI ứng dụng) được ban hành tại Quyết định 2259/QĐ-BTTTT và tăng cường trách nhiệm, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

    Theo đó, các chỉ tiêu mà Kế hoạch đặt ra cho giai đoạn 2024 - 2030 là:

     

    TT

    Nội dung chỉ tiêu

    ĐẾN NĂM 2024

    ĐẾN NĂM 2030

    Cách tính

    1

    Dịch vụ công trực tuyến toàn trình có ứng dụng AI hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

    30%

    100%

    Số lượng dịch vụ công trực tuyến toàn trình có ứng dụng AI (ví dụ: sử dụng trợ lý ảo, trả lời tự động, robot phần mềm…) hỗ trợ trực tuyến người dân/Tổng số các dịch vụ công trực tuyến toàn trình.

    2

    Đô thị có ứng dụng AI giải quyết ít nhất 01 vấn đề bức thiết của xã hội tại đô thị.

    20%

    100%

    - Số lượng đô thị có ứng dụng AI giải quyết ít nhất 1 vấn đề bức thiết của xã hội/Tổng số các đô thị.

    - Vấn đề “bức thiết của xã hội” do đô thị tự lựa chọn.

    3

    Cán bộ, chuyên gia trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, địa phương và các Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về AI ứng dụng

    tối thiểu 100 người

    tối thiểu 1.000 người

    Số cán bộ, chuyên gia hoàn thành khóa đào tạo AI ứng dụng được lồng ghép trong Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022.

    4

    Cơ quan nhà nước cấp bộ, tỉnh, đã mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở theo đúng quy định trên cổng dữ liệu quốc gia, để phục vụ phát triển AI ứng dụng cho kinh tế số, xã hội số.

    20%

    100%

    Số cơ quan nhà nước cấp bộ, tỉnh, đã mở dữ liệu và có dữ liệu mở theo đúng quy định trên cổng dữ liệu quốc gia/Tổng số cơ quan nhà nước cấp bộ, tỉnh.

    Theo các chỉ tiêu mà kế hoạch đặt ra, có thể thấy nước ta đang đặt kỳ vọng vào ứng dụng AI để bắt kịp xu hướng công nghệ của thời đại mới, giảm tải công việc cho con người, tiết kiệm thời gian, nguồn lực, tài nguyên.

    Kế hoạch cũng đặt ra tiêu chí đào tạo để nâng cao chất lượng lẫn số lượng cán bộ, chuyên gia trong mảng AI cho thấy sự quyết tâm thực hiện kế hoạch rất cao.

    (2) Lợi ích và thách thức khi ứng dụng AI 

    Việc ứng dụng AI vào dịch vụ công được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực, bao gồm:

    Tự động hóa quy trình: Giảm thiểu thủ tục hành chính rườm rà, tiết kiệm thời gian và chi phí cho người dân và cơ quan nhà nước.

    Nâng cao hiệu quả: Cung cấp dịch vụ chính xác, nhanh chóng và tiện lợi hơn.

    Chống tham nhũng: Tăng cường minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động của bộ máy nhà nước.

    Cá nhân hóa: Cung cấp dịch vụ phù hợp với nhu cầu và mong muốn của từng cá nhân.

    Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu 100% ứng dụng AI vào dịch vụ công, cần có sự nỗ lực đồng bộ từ nhiều phía, giải quyết được các thách thức như:

    Hoàn thiện hạ tầng công nghệ: Đảm bảo hệ thống CNTT an toàn, bảo mật và có khả năng xử lý lượng lớn dữ liệu.

    Phát triển nguồn nhân lực: Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công chức trong lĩnh vực công nghệ AI.

    Nâng cao nhận thức: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục để người dân hiểu rõ lợi ích và cách thức sử dụng dịch vụ công thông minh.

    Với kỳ vọng và sự quyết tâm của Nhà nước nói chung và Bộ TT&TT nói riêng, việc Việt Nam đạt được chỉ tiêu theo như Kế hoạch đề ra là hoàn toàn khả thi, có thể thực hiện được.

     
    90 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận