Năm 2017, Luật quy hoạch sẽ chính thức có hiệu lực

Chủ đề   RSS   
  • #391672 11/07/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Năm 2017, Luật quy hoạch sẽ chính thức có hiệu lực

    Hiện nay, hoạt động quy hoạch được điều chỉnh tại 52 Luật, 07 pháp lệnh và 59 Nghị định hướng dẫn pháp lệnh, luật và gần 20.000 quy hoạch các loại được lập ra để đáp ứng yêu cầu quản lý của cơ quan nhà nước.

    Quá trình thực hiện bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, nhất là trách nhiệm quản lý điều hành giữa các cơ quan chưa được phân định rạch ròi, dẫn đến việc các cơ quan đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Hàng loạt các dự án treo nhiều năm nhưng vẫn đang trong tư thế chờ.

    Nhận thấy được sự cần thiết đó,dự thảo Luật quy hoạch được ban hành với mục đích phân định rạch ròi từng loại quy hoạch và trách nhiệm quản lý của các cơ quan nhà nước, cụ thể:

    Các loại quy hoạch được chia làm 4 nhóm

    Bao gồm:

    - Quy hoạch quốc gia: xác định những định hướng phát triển bền vững có tính chiến lược về kinh tế - xã hội, phân định, liên kết các vùng lãnh thổ, phân bố dân cư, sử dụng đất đai, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó thiên tai và biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh quốc phòng, hội nhập quốc tế, làm cơ sở cho lập quy hoạch vùng, quy hoạch cấp tỉnh, quy hoạch ngành, quy hoạch đô thị và nông thôn trên cả nước.

    - Quy hoạch vùng: cụ thể hóa các quy hoạch quốc gia, sắp xếp, phân bổ hợp lý không gian các hoạt động kinh tế - xã hội…trong một thời kỳ nhất định.

    - Quy hoạch cấp tỉnh: cụ thể hóa, tuân thủ định hướng phát triển của quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành và sắp xếp, phân bổ hợp lý không gian các hoạt động kinh tế trên địa bàn lãnh thổ tỉnh trong một thời kỳ nhất định.

    - Quy hoạch ngành quốc gia: cụ thể hóa, tuân thủ định hướng phát triển của quy hoạch quốc gia, liên kết giữa các ngành và định hướng lớn của ngành phát triển kinh tế - xã hội của cả nước làm cơ sở cho việc lập quy hoạch vùng và quy hoạch cấp tỉnh.

    Thời gian quy hoạch tối đa là 50 năm

    Cụ thể, thời kỳ quy hoạch là 10 năm, tầm nhìn là 20 năm. Đặc biệt các thời gian quy hoạch hạ tầng kỹ thuật phải có tầm nhìn từ 30 năm đến 50 năm.

    Phân định rõ trách nhiệm cho cơ quan nhà nước

    Quốc hội

    - Ban hành luật, nghị quyết về quy hoạch.

    - Phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch quốc gia.

    - Giám sát thực hiện quy hoạch quốc gia

    Chính phủ

    - Phê duyệt quy hoạch vùng, quy hoạch ngành.

    - Trình Quốc hội phê duyệt quy hoạch quốc gia.

    - Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy hoạch….

    Bộ Kế hoạch Đầu tư

    - Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục các ngành phải lập quy hoạch.

    - Hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh trong việc lập và tổ chức thực hiện quy hoạch.

    - Thường trực Hội đồng quy hoạch quốc gia…

    Bộ, cơ quan ngang Bộ

    - Tổ chức lập quy hoạch để trình Thủ tướng Chính phủ theo phân công của Chính phủ.

    - Phối hợp với Bộ Kế hoạch Đầu tư quản lý nhà nước hoạt động quy hoạch…

    UBND cấp tỉnh

    - Quản lý quy hoạch theo phân cấp của Chính phủ.

    - Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch cấp tỉnh.

    - Phối hợp lập quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch ngành.

    Tổ chức chính trị, kinh tế và xã hội khác

    - Phối hợp với các cơ quan lập và tổ chức quy hoạch.

    - Giám sát lập và tổ chức quy hoạch.

    Xem chi tiết dự thảo Luật quy hoạch tại file đính kèm.

     

     
    6360 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận