Muốn xây một căn nhà trên hai thửa đất liền kề phải làm thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #611420 10/05/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 10

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (867)
    Số điểm: 13788
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 287 lần


    Muốn xây một căn nhà trên hai thửa đất liền kề phải làm thế nào?

    Xây một căn nhà trên hai thửa đất liền kề có được không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để thực hiện được việc xây một ngôi nhà trên hai thửa đất liền kề.

    (1) Có được xây một căn nhà trên hai thửa đất liền kề không?

    Theo khoản 1 Điều 31 Luật Đất đai 2024 quy định về nghĩa vụ chung của người sử dụng đất như sau:

    Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân thủ quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Như vậy, bạn không thể thực hiện xây dựng một ngôi nhà trên hai thửa đất theo quy định trên. Bởi vì mỗi mảnh đất sẽ có ranh giới riêng, được thể hiện trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do đó việc bạn xây dựng một ngôi nhà trên hai mảnh đất sẽ làm mất đi ranh giới của mảnh đất. 

    Để thực hiện được việc xây dựng một ngôi nhà trên hai thửa đất, bạn phải làm thủ tục hợp hai thửa đất lại với nhau trước.

    Theo đó, bạn sẽ làm một bộ hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK,  bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp. 

    Sau đó bạn nộp hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và chờ kết quả. Nếu hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ được nhận kết quả giải quyết sau 03 ngày kể từ ngày có kết quả giải quyết. Lúc này, hai thửa đất sẽ được ghi chung trên một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bạn có thể thực hiện xây nhà 

    >>Xem thêm bài viết: Hướng dẫn thực hiện thủ tục tách thửa đất và hợp thửa đất

    (2) Nguyên tắc của việc hợp thửa đất

    Theo khoản 1 Điều 220 Luật Đất đai 2024, việc tách thửa, hợp thửa đất phải được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

    - Thửa đất đã được cấp một trong các loại giấy chứng nhận: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;

    - Thửa đất còn trong thời hạn sử dụng đất;

    - Đất không có tranh chấp, không bị kê biên để bảo đảm thi hành án, không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Trường hợp đất có tranh chấp nhưng xác định được phạm vi diện tích, ranh giới đang tranh chấp thì phần diện tích, ranh giới còn lại không tranh chấp của thửa đất đó được phép tách thửa đất, hợp thửa đất;

    - Việc tách thửa đất, hợp thửa đất phải bảo đảm có lối đi; được kết nối với đường giao thông công cộng hiện có; bảo đảm cấp nước, thoát nước và nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý. Trường hợp người sử dụng đất dành một phần diện tích của thửa đất ở hoặc thửa đất có đất ở và đất khác trong cùng thửa đất để làm lối đi, khi thực hiện việc tách thửa đất hoặc hợp thửa đất thì không phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất đối với phần diện tích đất để làm lối đi đó.

    Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 220 Luật Đất đai 2024, trường hợp hợp  thửa đất thì ngoài các nguyên tắc, điều kiện trên còn phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

    - Việc hợp các thửa đất phải bảo đảm có cùng mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, hình thức trả tiền thuê đất trừ trường hợp hợp toàn bộ hoặc một phần thửa đất có đất ở và đất khác trong cùng thửa đất với nhau và trường hợp hợp thửa đất có đất ở và đất khác trong cùng thửa đất với thửa đất ở

    - Trường hợp hợp các thửa đất khác nhau về mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, hình thức trả tiền thuê đất thì phải thực hiện đồng thời với thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, điều chỉnh thời hạn sử dụng đất, chuyển hình thức trả tiền thuê đất để thống nhất theo một mục đích, một thời hạn sử dụng đất, một hình thức trả tiền thuê đất theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, để được thực hiện thủ tục hợp thửa hai thửa đất liền kề, bạn phải đáp ứng được các điều kiện và nguyên tắc trên. 

    Sau khi thực hiện thành công thủ tục hợp thửa, bạn có thể xây nhà trên thửa đất mới được hợp lại từ hai thửa đất liền kề.

    Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

    >>Xem thêm bài viết: Hướng dẫn thực hiện thủ tục tách thửa đất và hợp thửa đất

     

     
    2088 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn motchutmoingay24 vì bài viết hữu ích
    admin (14/06/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận