Muốn khởi kiện dân sự, bạn cần phải đáp ứng 04 điều kiện khởi kiện này

Chủ đề   RSS   
  • #493744 08/06/2018

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Muốn khởi kiện dân sự, bạn cần phải đáp ứng 04 điều kiện khởi kiện này

    Khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì các chủ thể bằng cách thông qua con đường khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm quyền dân sự phải chấm dứt hành vi trái pháp luật hoặc phải bổi thường thiệt hại hoặc phải chịu chế tài phạt vi phạm… Bên cạnh đó, pháp luật còn cho phép trong một số trường hợp thì khi cho rằng quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người khác hoặc lợi ích công cộng hay lợi ích của nhà nước bị xâm phạm thì một số đối tượng nhất định cũng có quyền khởi quyền nhằm đảm bảo công lý, công bằng trong xã hội.

    Mặc dù ghi nhận quyền khởi kiện trên, tuy nhiên pháp luật cũng quy định chủ thể tiến hành khởi kiện phải thỏa mãn các điều kiện khởi kiện mới được Tòa án tiến hành thụ lý giải quyết đơn kiện nhằm đảm bảo trật tự trong công tác pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo vụ việc được xét xử, giải quyết khách quan, công bằng.


     

    Hiện nay, theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS) thì không có điều luật nào quy định cụ thể về điều kiện khởi kiện cả mà chúng ta rút ra được các điều kiện khởi kiện từ những quy định đối với việc trả lại đơn khởi kiện. Theo đó, để thực hiện quyền khởi kiện và để Tòa án thụ lý đơn khởi kiện thì các chủ thể cần phải đáp ứng các điều kiện khởi kiện sau:

     

    1. Yếu tố chủ thể

    - Người khởi kiện phải là người có quyền khởi kiện theo quy định tại Điều 186, 187 BLTTDS 2015. Có thể hiểu về đại thể là khi bạn cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại thì pháp luật cho phép bạn có quyền khởi kiện để đòi lại những lợi ích chính đáng cho bạn, bảo đảm công bằng xã hội. Mặt khác, nhằm mục đích bảo vệ tối đa quyền lợi của người bị xâm phạm, bảo vệ lợi ích công thì pháp luật cũng quy định trường hợp cho một số chủ thể khác (không phải chủ thể có quyền lợi bị xâm phạm) có quyền khởi kiện vụ án khi thấy rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước bị xâm hại.

    Điều 186. Quyền khởi kiện vụ án

    Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

    Điều 187. Quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước

    1. Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

    2. Tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động hoặc khi được người lao động ủy quyền theo quy định của pháp luật.

    3. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền đại diện cho người tiêu dùng khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

    4. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách hoặc theo quy định của pháp luật.

    5. Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

    - Người khởi kiện phải có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự (vấn đề này các bạn có thể tham khảo thêm quy định cụ thể tại Điều 69 BLTTDS 2015).

     

     2. Có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật

    Có đủ điều kiện khởi kiện là trường hợp pháp luật có quy định về các điều kiện khởi kiện và người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án thì phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện đó.

    Về điều kiện này thì các bạn phải tham khảo Nghị quyết 04/2017/ NQ-HĐTP hướng dẫn một số quy định trong việc trả lại đơn khởi kiện và tham khảo thêm trong một số văn bản quy phạm khác tùy từng lĩnh vực khác nhau như Luật Đất đai 2013, Bộ luật Lao động 2012. Mình lấy một ví dụ về điều kiện này cho các bạn dễ hình dung:

    Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất thì trước khi muốn khởi kiện tại Tòa án thì cần phải thông qua thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp (theo Khoản 2 Điều 4 Nghị quyết 04/2017/ NQ-HĐTP).

     

    3. Vụ việc chưa được giải quyết

    Sự việc phải chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, có ngoại lệ đối với điều kiện này, đó là trừ các trường hợp sau đây, nếu đã được giải quyết rồi thì vẫn có quyền khởi kiện lại:

     + Vụ án mà Tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ;

    + Vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu.

     

     4. Thuộc thẩm quyền của Tòa án

    Tòa án chỉ thụ lý đối với những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của mình. Cụ thể, vụ án mà chủ thể khởi kiện thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của Tòa án quy định tại các Điều 26, 28,30, 32 BLTTDS năm 2015. Nói cách khác, bạn cần phải xem xét vụ việc này Tòa án có thẩm quyền giải quyết không, hay sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của mộ cơ quan, tổ chức khác; bằng cách bạn xem tranh chấp đó có thuộc lĩnh vực tranh chấp nào về: dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh doanh thương mại mà luật có quy định là thuộc thẩm quyền của Tòa án hay không. Bên cạnh đó, bạn cũng cần xác định đúng Tòa án cụ thể sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp để không bị tốn thời gian lãng phí  phải chuyển đơn khởi kiện cho Tòa có thẩm quyền do bạn xác định sai Tòa án:

    - Vụ việc được khởi kiện phải đúng với cấp Tòa án có thẩm quyền quy định tại các Điều 35, 36, 37, 38 BLTTDS năm 2015. Sẽ có 02 cấp Tòa có thẩm quyền tiếp nhận vụ án sơ thẩm (sơ thẩm là cấp xét xử đầu tiên trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, đây là cấp xét xử bắt buộc trước khi tiến hành xét xử phúc thẩm (nếu có)) đó là: (1) Tòa án nhân dân cấp Huyện và (2) Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Bạn cần phải xem xét, đối chiếu luật để coi đối với những đặc điểm tranh chấp của mình thì cần phải nộp đơn khởi kiện ở Tòa án nào cho đúng?

    - Vụ việc được khởi kiện đúng thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ quy định tại Điều 39, 40 BLTTDS năm 2015. Sau khi đã xác định được Tòa án cấp nào có quyền giải quyết, tiếp đến chúng ta phải đi xác định vậy cụ thể Tòa án nào sẽ có thẩm quyền trong tranh chấp của bạn. Ví dụ như tranh chấp liên quan đến bết động sản tọa lạc ở nhiều địa phương khác nhau, có cả tại Quận 1, Quận 2, Quận Thủ Đức Tp. Hồ Chí Minh thì nộp đơn khởi kiện ở đâu? Hay trường hợp bạn kiện đòi bồi thường thiệt hại thì phải kiện tại Tòa án nơi bị đơn cư trú hay nếu kiện tại tòa án nơi việc gây thiệt hại diễn ra có được không? Để giải đáp được thắc mắc trên thì bạn có thể theo dõi chi tiết quy định tại Điều 39, 40 BLTTDS 2015 để có thể xác định chính xác Tòa án mà mình cần phải nộp đơn khởi kiện.

    Cập nhật bởi lanbkd ngày 08/06/2018 02:11:24 SA Cập nhật bởi lanbkd ngày 08/06/2018 02:10:34 SA
     
    12824 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #493844   09/06/2018

    TuyenBig
    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 952 lần


    Mình có một số bổ sung với bài này như sau:

    Điều kiện về chủ thể:

    Theo đó, chủ thể có quyền khởi kiện vụ án dân sự bao gồm cá nhân, cơ quan, tổ chức đại diện, tổ chức xã hội… (Điều 187 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015) đáp ứng được các điều kiện do pháp luật quy định.

    Đối với cá nhân khi khởi kiện phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Đối với cơ quan, tổ chức do người đại diện hợp pháp tham gia tố tụng (Khoản 7 Điều 69 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015) và người đại diện phải có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự.

    Thêm vào đó, chủ thể khởi kiện là chủ thể có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp thì chủ thể khởi kiện là người đại diện hợp pháp của người có quyền và lợi ích bị xâm phạm hoặc chủ thể khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước theo quy định tại Điều 187 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

    Điều kiện: Vụ án dân sự vẫn còn thời hiệu khởi kiện.

    Được quy định trong bộ luật hình sự với từng trường hợp cụ thể Nếu hết thời hạn đó thì chủ thể mất quyền khởi kiện trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Việc quy định thời hạn để tiến hành việc khởi kiện vụ án để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân không bị xâm phạm và đồng thời đảm bảo quá trình giải quyết vụ án được nhanh chóng đúng đắn và đảm bảo cho quá trình thực hiện các thủ tục tố tụng dân sự khác được thuận lợi.

    Ví dụ: Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Hết thời hiệu đó thì chủ thể mất quyền khởi kiện trừ trường hợp nói trên

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #493850   10/06/2018

    lanbkd
    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


     

    TuyenBig viết:

     

    Mình có một số bổ sung với bài này như sau:

    Điều kiện về chủ thể:

    Theo đó, chủ thể có quyền khởi kiện vụ án dân sự bao gồm cá nhân, cơ quan, tổ chức đại diện, tổ chức xã hội… (Điều 187 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015) đáp ứng được các điều kiện do pháp luật quy định.

    Đối với cá nhân khi khởi kiện phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Đối với cơ quan, tổ chức do người đại diện hợp pháp tham gia tố tụng (Khoản 7 Điều 69 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015) và người đại diện phải có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự.

    Thêm vào đó, chủ thể khởi kiện là chủ thể có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp thì chủ thể khởi kiện là người đại diện hợp pháp của người có quyền và lợi ích bị xâm phạm hoặc chủ thể khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước theo quy định tại Điều 187 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

    Điều kiện: Vụ án dân sự vẫn còn thời hiệu khởi kiện.

    Được quy định trong bộ luật hình sự với từng trường hợp cụ thể Nếu hết thời hạn đó thì chủ thể mất quyền khởi kiện trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Việc quy định thời hạn để tiến hành việc khởi kiện vụ án để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân không bị xâm phạm và đồng thời đảm bảo quá trình giải quyết vụ án được nhanh chóng đúng đắn và đảm bảo cho quá trình thực hiện các thủ tục tố tụng dân sự khác được thuận lợi.

    Ví dụ: Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Hết thời hiệu đó thì chủ thể mất quyền khởi kiện trừ trường hợp nói trên

     

     

     

     

    Về vấn đề thời hiệu khởi kiện của bạn thì mình xin đề cập "trường hợp pháp luật có quy định khác" - đây cũng là điểm mới tại Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS 2015), tránh trường hợp mọi người vẫn giữ tư tưởng "còn thời hiệu khởi kiện" là điều kiện bắt buộc nếu muốn khởi kiện một vụ án dân sự nào đó.

    Theo quy định mới tại khoản 2 Điều 184 BLTTDS 2015: “Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.”

    Và “Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.”

    Mặt khác, theo điểm e khoản 1 Điều 217 nếu: “đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết” thì đây sẽ là căn cứ để Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án.


    Như vậy, căn cứ vào quy định trên chúng ta thấy rằng thời hiệu sẽ không được áp dụng nếu các bên không có yêu cầu áp dụng (tức nếu hết thời hiệu khởi kiện nhưng các bên không có yêu cầu tòa án áp dụng thì Tòa vẫn sẽ giải quyết vụ án bình thường). Còn trong trường hợp có một hoặc các bên đương sự trong vụ án yêu cầu áp dụng thời hiệu thì nếu thời hiệu đã hết, Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án.

    Tóm lại, về đại thể thì theo BLTTDS 2015, việc áp dụng thời hiệu hay không áp dụng là phụ thuộc vào yêu cầu của các bên đương sự, Tòa phải xem xét đương sự có yêu cầu áp dụng hay không thì Tòa mới đưa ra quyết định phù hợp. Điểm mới này tại BLTTDS 2015 là hoàn toàn phù hợp và tiến bộ, nó giúp đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong tranh chấp, bởi nếu các bên vẫn muốn vụ án được giải quyết dù rằng hiệu lực theo quy định đã hết nhưng cần tôn trọng ý chí, quyền lợi của các bên để tạo tìm ra hướng giải quyết công bằng, công lý  trong các vụ tranh chấp.

     

     
    Báo quản trị |