Mức xử phạt quán ăn bán thức ăn chứa hàn the mới nhất

Chủ đề   RSS   
  • #614153 17/07/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 494 lần
    SMod

    Mức xử phạt quán ăn bán thức ăn chứa hàn the mới nhất

    Hàn the là chất phụ gia không được sử dụng trong chế biến thực phẩm, vậy theo quy định hiện nay thì quán ăn bán thức ăn có chứa hàn the sẽ bị phạt thế nào? Cụ thể qua bài viết sau.

    Hàn the có bị cấm không?

    Hàn the là một loại hợp chất hóa học gọi là Borax, dạng rắn, kết tinh màu trắng, mềm, dễ dàng hòa tan trong nước. 

    Hàn the có có tính ứng dụng cao nên không bị cấm buôn bán. Tuy nhiên, trong sản xuất, chế biến thực phẩm, hàn the là một chất không có trong danh mục chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng.

    Xem đầy đủ Danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm - Phụ lục 1 Ban hành kèm theo Thông tư 24/2019/TT-BYT

    Như vậy, mặc dù hàn the không bị cấm tại Việt Nam nhưng không có trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm của Bộ Y tế nên sẽ không được dùng hàn the trong thực phẩm, thức ăn.

    Mức xử phạt quán ăn bán thức ăn chứa hàn the mới nhất

    Mặc dù không được sử dụng hàn the trong thực phẩm nhưng vẫn có hàng quán ăn uống vẫn sử dụng chất này. Theo đó, Điều 5 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm như sau:

    (1) Phạt tiền từ 10 đến 20.000.000 đồng: 

    Đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng.

    (2) Phạt tiền từ 20 đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    + Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm tương ứng, trừ vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 115/2018/NĐ-CP;

    + Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng không đúng đối tượng thực phẩm;

    + Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng vượt quá mức sử dụng tối đa cho phép.

    (3) Phạt tiền từ 30 đến 40.000.000 đồng:

    Đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

    (4) Phạt tiền từ 40 đến 50.000.000 đồng:

    Đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá dưới 10.000.000 đồng.

    (5) Phạt tiền từ 80 đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    + Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa hoặc nhiễm một trong các kim loại nặng, chất độc hại vượt giới hạn cho phép;

    + Sử dụng phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

    (6) Phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm: 

    Đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Ngoài ra, còn có hình thức xử phạt bổ xung và biện pháp khắc phục hậu quả như:

    Hình thức xử phạt bổ sung:

    - Hình thức xử phạt bổ sung:

    + Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm số (4);

    + Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 03 tháng đến 05 tháng đối với vi phạm số (5);

    + Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 10 tháng đến 12 tháng đối với vi phạm số (6);

    + Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 20 tháng đến 24 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm số (5) và số (6).

    - Biện pháp khắc phục hậu quả:

    + Buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm vi phạm;

    + Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định số (5), (6).

    Đồng thời tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định mức phạt tiền trên là mức phạt đối với cá nhân (trừ số (6) là mức phạt đối với tổ chức). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    Như vậy, quán ăn bán thức ăn chứa hàn the sẽ bị phạt từ 40 - 50 triệu đồng nếu là cá nhân, 80 - 100 triệu đồng nếu là tổ chức. Đồng thời, quán ăn bán thức ăn chứa hàn the còn có thể bị đình chỉ hoạt động từ 1 - 3 tháng, buộc tiêu huỷ chất hàn the vi phạm.

     
    499 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận