Mức trần các khoản bồi thường thiệt hại của Nhà nước

Chủ đề   RSS   
  • #462470 26/07/2017

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Mức trần các khoản bồi thường thiệt hại của Nhà nước

    Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 vừa được thông qua tại kỳ họp Quốc hội thứ 3, khóa XIV và sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2018, thay thế Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009.

    Theo đó, Luật này quy định mức trần của các khoản bồi thường thiệt hại như sau:

    STT

    Lý do thiệt hại

    Trường hợp

    Mức trần

    Cơ sở pháp lý

    1

    Tài sản bị xâm phạm

    Tài sản đã bị phát mại, bị mất

    Giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tác dụng và mức độ hao mòn của tài sản trên thị trường tại thời điểm thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường

    Khoản 1 Điều 23 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017

    Tài sản bị hư hỏng

    Chi phí có liên quan theo giá thị trường tại thời điểm thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường để sửa chữa, khôi phục lại tài sản

    Khoản 2 Điều 23 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017

    Thiệt hại phát sinh do việc không sử dụng, khai thác tài sản và đó là tài sản có cho thuê trên thị trường

    Thu nhập thực tế bị mất = mức giá thuê trung bình 01 tháng của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, tính năng, tác dụng và chất lượng tại thời điểm thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường

    Khoản 3 Điều 23 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017

    Thiệt hại phát sinh do việc không sử dụng, khai thác tài sản và đó là tài sản không có cho thuê trên thị trường

    Thu nhập thực tế bị mất = thu nhập trung bình của 03 tháng liền kề do tài sản bị thiệt hại mang lại trong điều kiện bình thường trước thời điểm thiệt hại xảy ra

    Các khoản tiền đã nộp NSNN hoặc bị tịch thu, thi hành án, tiền đã đặt để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ

    Các khoản đã nộp + Lãi (lãi vay hoặc lãi chậm trả theo quy định của Bộ luật dân sự 2015)

    Khoản 4 Điều 23 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017

    Thiệt hại do không thực hiện các giao dịch dân sự, kinh tế đã có hiệu lực và đã thanh toán tiền phạt hợp đồng

    = Số tiền phạt đã thỏa thuận + Lãi của khoản tiền phạt đó (lãi vay hoặc lãi chậm trả theo quy định của Bộ luật dân sự 2015)

    Khoản 5 Điều 23 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017

    Thiệt hại do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết

    phần thiệt hại do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết

    Khoản 6 Điều 23 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017

    2

    Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đối với cá nhân

    Thu nhập ổn định từ tiền lương, tiền công

    Mức tiền lương, tiền công của người bị thiệt hại x số ngày tiền lương, tiền công bị mất hoặc bị giảm sút

    Khoản 1 Điều 24 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017

    Thu nhập không ổn định từ tiền lương, tiền công

    Mức tiền lương, tiền công trung bình của 03 tháng liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra x số ngày tiền lương, tiền công bị mất hoặc bị giảm sút

    Thu nhập không ổn định theo mùa vụ (nếu xác định được thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương)

    Thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương x số ngày thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút

    Thu nhập không ổn định theo mùa vụ (nếu không xác định được thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương)

    = ( Mức lương tối thiểu vùng / 26 ngày ) x số ngày thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút

    * Mức lương tối thiểu vùng 2017 là:

    Vùng I: 3.750.000 đồng/tháng

    Vùng II: 3.320.000 đồng/tháng

    Vùng III: 2.900.000 đồng/tháng

    Vùng IV: 2.580.000 đồng/tháng

    (Nghị định 153/2016/NĐ-CP)

    3

    Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đối với tổ chức

    Tổ chức thành lập từ trên 02 năm

    Thu nhập trung bình của 02 năm liền kề trước thời điểm xảy ra thiệt hại

    Khoản 2 Điều 24 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017

    Tổ chức thành lập chưa đủ 02 năm

    Thu nhập trung bình trong thời gian hoạt động thực tế theo báo cáo tài chính của tổ chức đó theo quy định của pháp luật.

    4

    Thiệt hại vật chất do người bị thiệt hại chết

    Chi phí khám chữa bệnh

    Quy định pháp luật về KCB

    Khoản 1 Điều 25 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017

    Chi phí bồi dưỡng sức khỏe cho người bị thiệt hại trước khi chết

    01 ngày KCB (theo số ngày trong hồ sơ bệnh án) x số ngày KCB = 01 ngày lương tối thiểu vùng tại cơ sở KCB x số ngày KCB

    * Chú thích:

    01 ngày lương tối thiểu vùng = mức lương tối thiểu vùng / 26 ngày

    Mức lương tối thiểu vùng 2017 là:

    Vùng I: 3.750.000 đồng/tháng

    Vùng II: 3.320.000 đồng/tháng

    Vùng III: 2.900.000 đồng/tháng

    Vùng IV: 2.580.000 đồng/tháng

    (Nghị định 153/2016/NĐ-CP)

    Khoản 2 Điều 25 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017

    Chi phí cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian KCB trước khi chết

    = 01 ngày lương tối thiểu vùng tại cơ sở KCB x số ngày KCB = 01 ngày chăm sóc người bị thiệt hại x số ngày KCB

    * Chú thích:

    01 ngày lương tối thiểu vùng = mức lương tối thiểu vùng / 26 ngày

    Mức lương tối thiểu vùng 2017 là:

    Vùng I: 3.750.000 đồng/tháng

    Vùng II: 3.320.000 đồng/tháng

    Vùng III: 2.900.000 đồng/tháng

    Vùng IV: 2.580.000 đồng/tháng

    (Nghị định 153/2016/NĐ-CP)

    Khoản 3 Điều 25 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017

    Chi phí cho việc mai táng người bị thiệt hại chết

    = 10 x mức lương cơ sở  tại tháng người bị thiệt hại chết

    = 13.000.000 đồng (giai đoạn hiện nay theo Nghị định 47/2017/NĐ-CPLuật bảo hiểm xã hội 2014)

    Khoản 4 Điều 25 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017

    Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

    01 tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người được cấp dưỡng đang cư trú cho mỗi tháng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

    * Mức lương tối thiểu vùng 2017 là:

    Vùng I: 3.750.000 đồng/tháng

    Vùng II: 3.320.000 đồng/tháng

    Vùng III: 2.900.000 đồng/tháng

    Vùng IV: 2.580.000 đồng/tháng

    (Nghị định 153/2016/NĐ-CP)

    Khoản 5 Điều 25 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017

    5

    Thiệt hại vật chất do sức khỏe bị xâm phạm

    Chi phí khám chữa bệnh

    Quy định pháp luật về KCB

    Khoản 1 Điều 26 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017

    Chi phí bồi dưỡng sức khỏe cho người bị thiệt hại

    01 ngày KCB (theo số ngày trong hồ sơ bệnh án) x số ngày KCB = 01 ngày lương tối thiểu vùng tại cơ sở KCB x số ngày KCB

    * Chú thích:

    01 ngày lương tối thiểu vùng = mức lương tối thiểu vùng / 26 ngày

    Mức lương tối thiểu vùng 2017 là:

    Vùng I: 3.750.000 đồng/tháng

    Vùng II: 3.320.000 đồng/tháng

    Vùng III: 2.900.000 đồng/tháng

    Vùng IV: 2.580.000 đồng/tháng

    (Nghị định 153/2016/NĐ-CP)

    Khoản 2 Điều 26 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017

    Chi phí cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian KCB

    = 01 ngày lương tối thiểu vùng tại cơ sở KCB x số ngày KCB = 01 ngày chăm sóc người bị thiệt hại x số ngày KCB

    * Chú thích:

    01 ngày lương tối thiểu vùng = mức lương tối thiểu vùng / 26 ngày

    Mức lương tối thiểu vùng 2017 là:

    Vùng I: 3.750.000 đồng/tháng

    Vùng II: 3.320.000 đồng/tháng

    Vùng III: 2.900.000 đồng/tháng

    Vùng IV: 2.580.000 đồng/tháng

    (Nghị định 153/2016/NĐ-CP)

    Khoản 3 Điều 26 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017

    Người bị thiệt hại mất khả năng lao động và có người thường xuyên chăm sóc

    * Chi phí cho người chăm sóc người bị thiệt hại = 01 ngày lương tối thiểu vùng tại nơi người bị thiệt hại cư trú x số ngày chăm sóc = 01 ngày chăm sóc người bị thiệt hại x số ngày chăm sóc

    * Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng = 01 tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người được cấp dưỡng cư trú cho mỗi tháng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

    Mức lương tối thiểu vùng 2017 là:

    Vùng I: 3.750.000 đồng/tháng

    Vùng II: 3.320.000 đồng/tháng

    Vùng III: 2.900.000 đồng/tháng

    Vùng IV: 2.580.000 đồng/tháng

    (Nghị định 153/2016/NĐ-CP)

    Khoản 4 Điều 26 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017

    6

    Thiệt hại về tinh thần

    Bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn

    = 0,5 ngày lương theo mức lương cơ sở x số ngày áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn = 01 ngày bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn x số ngày áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn

    * Chú thích:

    01 ngày lương theo mức lương cơ sở = mức lương cơ sở / 22 ngày.

    Mức lương cơ sở giai đọan hiện nay là 1.300.000 đồng/tháng (theo Nghị định 47/2017/NĐ-CP)

    Khoản 1 Điều 27 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017

    Bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc

    = 02 ngày lương cơ sở x số ngày bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc

    =  01 ngày bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc x số ngày bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc

    Khoản 2 Điều 27 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017

    Người bị thiệt hại bị giữ trong trường hợp khẩn cấp

    = 02 ngày lương cơ sở x số ngày bị giữ trong trường hợp khẩn cấp

    * Chú thích:

    01 ngày lương theo mức lương cơ sở = mức lương cơ sở / 22 ngày.

    Mức lương cơ sở giai đọan hiện nay là 1.300.000 đồng/tháng (theo Nghị định 47/2017/NĐ-CP)

    Khoản 3 Điều 27 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017

    Người bị thiệt hại bị bắt, tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù

    = 05 ngày lương cơ sở x số ngày bị bắt, tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù  

    = 01 ngày bị bắt, tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù x số ngày bị bắt, tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù  

    * Chú thích:

    01 ngày lương theo mức lương cơ sở = mức lương cơ sở / 22 ngày.

    Mức lương cơ sở giai đọan hiện nay là 1.300.000 đồng/tháng (theo Nghị định 47/2017/NĐ-CP)

    Người bị thiệt hại không bị bắt, tạm giữ, tạm giam hoặc chấp hành hình phạt không phải là hình phạt tù

    = 02 ngày lương cơ sở x số ngày chấp hành hình phạt không phải là hình phạt tù

    = 01 ngày không bị bắt, tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt x số ngày chấp hành hình phạt không phải là hình phạt tù

    * Chú thích:

    01 ngày lương theo mức lương cơ sở = mức lương cơ sở / 22 ngày.

    Mức lương cơ sở giai đọan hiện nay là 1.300.000 đồng/tháng (theo Nghị định 47/2017/NĐ-CP)

    Người bị thiệt hại chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo

    = 03 ngày lương cơ sở x số ngày chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo

    = 01 ngày chấp hành hình phạt x số ngày chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo

    * Chú thích:

    01 ngày lương theo mức lương cơ sở = mức lương cơ sở / 22 ngày.

    Mức lương cơ sở giai đọan hiện nay là 1.300.000 đồng/tháng (theo Nghị định 47/2017/NĐ-CP)

    Người bị thiệt hại đã chấp hành xong hình phạt theo bản án, quyết định của Tòa án mà sau đó mới có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động TTHS xác định người đó thuộc trường hợp được bồi thường trong hoạt động TTHS

    = 02 ngày lương cơ sở x số ngày chưa có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động TTHS xác định người đó thuộc trường hợp được bồi thường trong hoạt động TTHS

    = 01 ngày chưa có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động TTHS xác định người đó thuộc trường hợp được bồi thường trong hoạt động TTHS x số ngày chưa có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó thuộc trường hợp được bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự

    * Chú thích:

    01 ngày lương theo mức lương cơ sở = mức lương cơ sở / 22 ngày.

    Mức lương cơ sở giai đọan hiện nay là 1.300.000 đồng/tháng (theo Nghị định 47/2017/NĐ-CP)

    Người bị thiệt hại chết

    = 360 tháng lương cơ sở

    = 468.000.000 đồng

    Khoản 4 Điều 27 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017

    Sức khoẻ bị xâm phạm

    = 50 tháng lương cơ sở

    = 65.000.000 đồng

    Khoản 5 Điều 27 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017

    Công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật

    = 01 ngày lương cơ sở x số ngày thôi việc trái pháp luật

    = 01 ngày bị buộc thôi việc trái pháp luật x số ngày thôi việc trái pháp luật

    * Chú thích:

    01 ngày lương theo mức lương cơ sở = mức lương cơ sở / 22 ngày.

    Mức lương cơ sở giai đọan hiện nay là 1.300.000 đồng/tháng (theo Nghị định 47/2017/NĐ-CP)

    Khoản 6 Điều 27 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017

    7

    Chi phí hợp lý khác

    Chi phí thuê phòng nghỉ, chi phí đi lại, in ấn tài liệu (có hóa đơn, chứng từ hợp pháp)

    Không quá mức quy định tại Thông tư 40/2017/TT-BTC (theo mức của cán bộ, công chức)

    Điều 28 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017

    Chi phí thuê phòng nghỉ, chi phí đi lại, in ấn tài liệu (không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp)

    = 06 tháng lương cơ sở tại thời điểm thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường = 01 năm tính từ thời điểm bắt đầu khiếu nại hoặc tố cáo hoặc tham gia tố tụng cho đến ngày có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền

    = 7.800.000 đồng (giai đoạn hiện nay)

    Chi phí gửi đơn thư đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết (có hóa đơn, chứng từ hợp pháp)

    Theo biên lai cước phí bưu chính

    Chi phí gửi đơn thư đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết (không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp)

    01 tháng lương cơ sở tại thời điểm thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường = 01 năm tính từ thời điểm bắt đầu khiếu nại hoặc tố cáo hoặc tham gia tố tụng cho đến ngày có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền

    = 1.300.000 đồng (giai đoạn hiện nay)

    Chi phí thuê người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại

    Mức thù lao do Chính phủ quy định đối với luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và chỉ thanh toán cho 01 người bào chữa hoặc 01 người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại tại một thời điểm

    (Xem chi tiết tại Thông tư liên tịch 191/2014/TTLT-BTC-BTP)

    Chi phí đi lại để thăm gặp của thân nhân người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người chấp hành án phạt tù trong tố tụng hình sự

    = Số người, số lần được thăm gặp tối đa theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam, pháp luật về thi hành án hình sự x chi phí đi lại (như trên đã hướng dẫn, gồm trường hợp có hóa đơn hoặc không)

     

     
    9501 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    trang_u (27/07/2017) Xmen-8711 (26/07/2017) GHLAW (26/07/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #462557   26/07/2017

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2729)
    Số điểm: 19322
    Cảm ơn: 945
    Được cảm ơn 1058 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Cảm ơn bác đã thống kê. Nhưng nói thật! em và rất nhiều người khác nữa không muốn nhận những khoản này đâu 

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Xmen-8711 vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (27/07/2017) hongphuong1993 (27/07/2017)
  • #462613   27/07/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Tài liệu giới thiệu Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

    Mình xin góp thêm tài liệu để các bạn tham khảo, đây là tài liệu do Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, VKSNDTC biên soạn: 

    1.     Nguyên tắc bồi thường của Nhà nước

    * Luật TNBTCNN năm 2009: Quy định các nguyên tắc: Kịp thời, công khai, đúng pháp luật; Được tiến hành trên cơ sở thương lượng; Được trả một lần bằng tiền trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác (Điều 7).

    * Luật TNBTCNN năm 2017: Bổ sung một số nguyên tắc mới (Điều 4), cụ thể là:

    - Quy định cơ chế giải quyết yêu cầu bồi thường khác nhau giữa hoạt động tố tụng hình sự và hoạt động khác:

    + Trong hoạt động tố tụng hình sự, việc giải quyết yêu cầu bồi thường lần đầu chỉ được thực hiện tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại.

    + Trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự, việc giải quyết yêu cầu bồi thường lần đầu được thực hiện tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại, được giải quyết tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự hoặc kết hợp giải quyết trong tố tụng hình sự, tố tụng hành chính tại Tòa án.

    - Việc giải quyết yêu cầu bồi thường chỉ được thực hiện tại 01 cơ quan tại một thời điểm nhất định.

    - Trường hợp người bị thiệt hại có một phần lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì Nhà nước chỉ bồi thường phần thiệt hại sau khi trừ đi phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người bị thiệt hại

    * Lý do: Bảo đảm quyền lựa chọn nhiều cơ chế giải quyết yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại; bảo đảm phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tố tụng hành chính.

    2. Thời hiệu yêu cầu bồi thường

    * Luật TNBTCNN năm 2009: Thời hiệu yêu cầu bồi thường là 02 năm kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường (Điều 5). Chỉ quy định thời gian không tính vào thời hiệu yêu cầu bồi thường đối với trường hợp khởi kiện tại Tòa án (Điều 22).  

    * Luật TNBTCNN năm 2017:

    - Thời hiệu yêu cầu bồi thường là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu bồi thường nhận được văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ một số trường hợp sau (khoản 1 và khoản 2 Điều 6):

    + Trường hợp người yêu cầu bồi thường đã yêu cầu giải quyết bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường tại Tòa án là 15 ngày kể từ ngày người yêu cầu bồi thường nhận được quyết định giải quyết bồi thường; hoặc kể từ ngày có biên bản kết quả thương lượng thành mà cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ không ra quyết định giải quyết bồi thường; hoặc kể từ ngày có biên bản kết quả thương lượng không thành.

    + Trường hợp yêu cầu phục hồi danh dự thì không áp dụng thời hiệu.

    + Thời hiệu yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hành chính được xác định theo thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính.

    - Bổ sung quy định về thời gian không tính vào thời hiệu yêu cầu bồi thường áp dụng chung cho cả trường hợp yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại và tại Tòa án (khoản 3 Điều 6).

    * Lý do:

    - Bảo đảm quyền yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại;

    - Bảo đảm phù hợp quy định về thời hiệu khởi kiện quy định tại các điều 155, 156 và 588 BLDS 2015.

    3. Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường

    * Luật TNBTCNN năm 2009: Không quy định về văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường.

    * Luật TNBTCNN năm 2017: Bổ sung quy định cụ thể về các loại văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án (các điều 8, 9, 10, 11, 12).

    * Lý do: Tạo điều kiện cho người yêu cầu bồi thường xác định các loại văn bản phù hợp để làm căn cứ yêu cầu bồi thường.

    4. Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

    4.1. Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính

    * Luật TNBTCNN năm 2009: Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định trong một số trường hợp nhất định, đồng thời, quy định điều khoản quét "các trường hợp được bồi thường khác do pháp luật quy định" (Điều 13)

    * Luật TNBTCNN năm 2017: Bổ sung một số trường hợp mới, đồng thời, bỏ quy định điều khoản quét ; cụ thể, bổ sung các trường hợp sau:

    - Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trái pháp luật: «Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm; buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng» (khoản 3 Điều 17) ;

    - Áp dụng biện pháp xử lý hành chính trái pháp luật: «Giáo dục tại xã, phường, thị trấn» (khoản 5 Điều 17);

    - Không áp dụng hoặc áp dụng không đúng quy định của Luật Tố cáo các biện pháp bảo vệ người tố cáo khi người đó yêu cầu (khoản 6 Điều 17);

    - Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin về cố ý cung cấp thông tin sai lệch mà không đính chính và không cung cấp lại thông tin (khoản 7 Điều 17).

    * Lý do:

    - Bảo đảm phù hợp với quy định của các luật hiện hành như Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Tố cáo, Luật Tiếp cận thông tin.

    - Bảo đảm tính khả thi, minh bạch của Luật.

    4.2. Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự

    * Luật TNBTCNN năm 2009: Quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với trường hợp cá nhân bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án mà sau đó xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội (Điều 26).

    * Luật TNBTCNN năm 2017:

    - Bổ sung quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với các trường hợp sau:

    + Giữ người trong trường hợp khẩn cấp mà không có căn cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật (khoản 1 Điều 18);

    + Pháp nhân thương mại bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án mà cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định pháp nhân đó không thực hiện hành vi phạm tội (khoản 9 Điều 18);

    + Cá nhân, tổ chức khác có liên quan bị thiệt hại do việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu, xử lý tài sản (khoản 10 Điều 18).

    * Lý do:

    - Bảo đảm phù hợp với quy định của BLTTHS năm 2015 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan, người khác có liên quan bị thiệt hại (Điều 31) và quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại.

    - Thống nhất với quy định của Luật TNBTCNN năm 2017 về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong việc áp dụng biện pháp tạm giữ người trong xử lý vi phạm hành chính (khoản 2 Điều 17).

    4.3. Về phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính

    * Luật TNBTCNN năm 2009: Quy định trường hợp «Ra bản án, quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án» thuộc trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (khoản 4 Điều 28).

    * Luật TNBTCNN năm 2017:

    - Mở rộng trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với trường hợp trên theo hướng bồi thường đối với cả lỗi vô ý, đồng thời xác định rõ các điều kiện được bồi thường "Ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị cơ quan có thẩm quyền kết luận là trái pháp luật mà người ra bản án, quyết định đó bị xử lý kỷ luật, xử lý trách nhiệm hình sự" (khoản 5 Điều 19);  

    - Cụ thể hóa trường hợp “làm sai lệch hồ sơ vụ án” bằng các hành vi và hậu quả như sau:thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng tài liệu, chứng cứ hoặc bằng hành vi khác làm sai lệch nội dung vụ án, vụ việc dẫn đến việc ban hành bản án, quyết định trái pháp luật” (khoản 6 Điều 19).

    * Lý do: Phù hợp với tinh thần quy định của Hiến pháp 2013; làm rõ hơn căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ, khắc phục bất cập trong thực tiễn là từ khi có Luật TNBTCNN chưa từng giải quyết bồi thường Nhà nước đối với vụ việc nào trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, trong khi tỷ lệ án bị hủy, sửa hàng năm còn nhiều.

    4.4. Các trường hợp Nhà nước không bồi thường

    * Luật TNBTCNN năm 2009: Quy định về nguyên tắc chung đối với các trường hợp Nhà nước không bồi thường (khoản 3 Điều 6); đồng thời, quy định cụ thể các trường hợp không được bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự (Điều 27).

    * Luật TNBTCNN năm 2017: Sửa đổi, bổ sung quy định đầy đủ, cụ thể hơn về nguyên tắc để xác định các trường hợp thiệt hại Nhà nước không bồi thường (khoản 1 Điều 32) và bổ sung quy định cụ thể  trường hợp Nhà nước không bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án dân sự (các khoản 3 và 4 Điều 32).

    * Lý do: Bảo đảm phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính, Luật thi hành án dân sự hiện hành về bồi thường thiệt hại.

    5. Về xác định cơ quan giải quyết bồi thường trong tố tụng hình sự trong trường hợp Viện kiểm sát trả hồ sơ để điều tra bổ sung

    * Luật TNBTCNN năm 2009: Quy định chung là “Viện kiểm sát đã phê chuẩn lệnh tạm giam của cơ quan điều tra mà sau đó có quyết định của cơ quan có thẩm quyền xác định bị can không thực hiện hành vi phạm tội” thì cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường là Viện kiểm sát (khoản 2 Điều 31).

    * Luật TNBTCNN năm 2017: Tách trường hợp “Viện kiểm sát quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra ra kết luận điều tra bổ sung hoặc kết luận điều tra mới đề nghị truy tố nhưng Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm” thì cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường là Cơ quan điều tra (khoản 3 Điều 34).

    * Lý do:Tăng cường trách nhiệm của Cơ quan điều tra khi ra kết luận điều tra.

    6.  Thiệt hại được bồi thường

    * Luật TNBTCNN năm 2009: Quy định các loại thiệt hại được bồi thường bao gồm: (1) Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm; (2) Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; (3) Thiệt hại do tổn thất về tinh thần; (4) Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết; (5) Thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khỏe.  

    * Luật TNBTCNN năm 2017:

    - Bổ sung quy định về xác định thiệt hại (Điều 22); quy định cụ thể về cách tính thiệt hại như: căn cứ tính mức lãi suất (khoản 4 và khoản 5 Điều 23); lượng hóa một số thiệt hại như thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút, thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm trên cơ sở  "lương tối thiểu vùng" (các điều 24, 25 và 26);

    - Ngoài các thiệt hại Luật TNBTCNN năm 2009 đã quy định, Luật TNBTCNN năm 2017 đã bổ sung các chi phí hợp lý khác được bồi thường như chi phí đi lại, in ấn tài liệu, chi phí thuê người bào chữa,… (Điều 28);

    - Sửa đổi, bổ sung quy định về thiệt hại về tinh thần (Điều 27) như sau:

    + Bổ sung quy định về mức bồi thường thiệt hại về tinh thần trong trường hợp "bị giữ trong trường hợp khẩn cấp"02 ngày lương cơ sở;

    + Bổ sung quy định về mức bồi thường thiệt hại về tinh thần trong trường hợp bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn là 0,5 ngày lương cơ sở cho 01 ngày bị áp dụng biện pháp này;

    + Quy định tăng mức bồi thường thiệt hại về tinh thần trong trường hợp bị bắt, tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù thành 05 ngày lương cơ sở cho 01 ngày bị bắt, tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù (khoản 2 Điều 47 Luật TNBTCNN năm 2009 quy định là 03 ngày lương tối thiểu);

    + Quy định tăng mức bồi thường thiệt hại về tinh thần trong trường hợp không bị bắt, tạm giữ, tạm giam hoặc chấp hành hình phạt không phải là hình phạt tù thành 02 ngày lương cơ sở cho 01 ngày không bị bắt, tạm giữ, tạm giam hoặc chấp hành hình phạt (khoản 5 Điều 47 Luật TNBTCNN năm 2009 quy định là 01 ngày lương tối thiểu);

    + Tăng mức bồi thường thiệt hại về tinh thần trong trường hợp sức khỏe bị xâm phạm tối đa là 50 tháng lương cơ sở (khoản 4 Điều 47 Luật TNBTCNN năm 2009 quy định tối đa là 30 tháng lương tối thiểu).

    + Bổ sung quy định rõ trường hợp đã bồi thường thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chết thì không bồi thường thiệt hại về tinh thần trong các trường hợp khác (khoản 4 Điều 27).

    - Bổ sung quy định về khôi phục các quyền, lợi ích hợp pháp khác đối với người bị thiệt hại là cá nhân hoặc tổ chức, như: Khôi phục chức vụ (nếu có), việc làm và các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật; quyền học tập; tư cách thành viên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; quyền, lợi ích hợp pháp khác (Điều 29).

    * Lý do:

    - Bảo đảm phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự năm 2015;

    - Bảo đảm phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại.

    7.   Thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại

     So với quy định của Luật TNBTCNN năm 2009, quy định về thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại trong Luật TNBTCNN năm 2017 có những điểm mới sau đây:

    - Rút ngắn thời gian giải quyết bồi thường từ khoảng 125 ngày xuống còn khoảng 50 ngày;

    - Bổ sung quy định về tạm ứng kinh phí bồi thường đối với các thiệt hại có thể tính được ngay mà không cần xác minh (Điều 44);

    - Bổ sung quy định về nguyên tắc thương lượng; quy định rõ thành phần tham gia thương lượng gồm: cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường, Viện kiểm sát trong trường hợp vụ việc yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự.

    - Bổ sung quy định về thủ tục hoãn, tạm đình chỉ và đình chỉ việc giải quyết yêu cầu bồi thường (các điều 49, 50, 51); việc hủy, sửa chữa, bổ sung quyết định giải quyết bồi thường (Điều 48);

    * Lý do: Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu bồi thường.

    8.  Phục hồi danh dự

    * Luật TNBTCNN năm 2009: Chỉ quy định về khôi phục danh dự cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự.

    * Luật TNBTCNN năm 2017:

    - Mở rộng việc phục hồi danh dự không chỉ cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự mà còn trong trường hợp "công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật, người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc trái pháp luật" (khoản 1 Điều 31, khoản 2 Điều 56);

    - Bổ sung quy định cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm chủ động phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự, công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật, người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc trái pháp luật (khoản 2 Điều 31, Điều 57).

    * Lý do:

    - Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu bồi thường;

    - Khắc phục tính hình thức của việc xin lỗi, cải chính công khai.

    9.  Lập dự toán, quyết toán kinh phí bồi thường

    * Luật TNBTCNN năm 2009: Quy định các cơ quan giải quyết bồi thường đều có trách nhiệm lập dự toán, quyết toán kinh phí bồi thường (Điều 53 và Điều 55).

    * Luật TNBTCNN năm 2017:

    - Quy định thống nhất đầu mối lập dự toán, quyết toán kinh phí bồi thường là Bộ Tài chính trong trường hợp cơ quan giải quyết bồi thường được bảo đảm kinh phí hoạt động từ ngân sách trung ương; là Sở Tài chính trong trường hợp cơ quan giải quyết bồi thường được bảo đảm kinh phí hoạt động từ ngân sách địa phương (Điều 61).

    - Bỏ quy định về thủ tục kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề nghị bồi thường để cấp kinh phí; quy định theo hướng rút ngắn thời gian cấp phát kinh phí bồi thường và chi trả tiền bồi thường (Điều 62). 

    * Lý do:

    - Bảo đảm tinh gọn, đơn giản trong thủ tục cấp kinh phí và chi trả tiền bồi thường nhà nước;

    - Tránh tình trạng nhiều cơ quan cùng phải lập dự toán, quyết toán trong khi hoạt động bồi thường nhà nước không phải là hoạt động thường xuyên.

    10.  Trách nhiệm hoàn trả

    * Luật TNBTCNN năm 2009: Người thi hành công vụ có lỗi vô ý thì không phải chịu trách nhiệm hoàn trả (khoản 2 Điều 56).

    * Luật TNBTCNN năm 2017:

    - Quy định mọi trường hợp người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại bất kể có lỗi cố ý hay vô ý thì đều có trách nhiệm hoàn trả (Điều 64);

    - Bổ sung quy định cụ thể về căn cứ, cách xác định mức hoàn trả, xét giảm mức hoàn trả (Điều 65), hoãn việc hoàn trả (khoản 3 Điều 68);

    - Bổ sung quy định cụ thể thẩm quyền, thủ tục xác định trách nhiệm hoàn trả (Điều 66);

    - Bổ sung quy định cụ thể về xử lý tiền đã hoàn trả, trách nhiệm hoàn trả trong một số trường hợp đặc biệt như: trường hợp văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường không còn là căn cứ yêu cầu bồi thường (Điều 69); trường hợp người thi hành công vụ chuyển sang cơ quan, tổ chức khác (Điều 70); trường hợp người thi hành côngvụ gây thiệt hại đã nghỉ hưu, nghỉ việc (Điều 71); trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại chết (Điều 72).

    * Lý do:

    - Tăng cường trách nhiệm công vụ của người thi hành công vụ;

    - Xử lý một số trường hợp phát sinh trên thực tế mà không có quy định để giải quyết trách nhiệm hoàn trả, bảo đảm không thiếu hụt ngân sách nhà nước.

    11.  Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong công tác bồi thường nhà nước

    * Luật TNBTCNN năm 2009: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án. Tòa án nhân dân tối cao, VKSND tối cao quản lý công tác bồi thường trong hoạt động tố tụng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

    * Luật TNBTCNN năm 2017: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án trên phạm vi cả nước. Tòa án nhân dân tối cao, VKSND tối cao phối hợp với Chính phủ thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình.

    * Lý do: Để phù hợp với quy định của Luật tổ chức Chính phủ 2015; đồng thời, phù hợp với thực tiễn.

    NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý TRONG GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC

    1.  Về quy định chuyển tiếp

    - Các trường hợp yêu cầu bồi thường đã được cơ quan giải quyết bồi thường thụ lý trước thời điểm Luật TNBTCNN năm 2017 có hiệu lực thi hành nhưng chưa giải quyết hoặc đang giải quyết thì tiếp tục áp dụng quy định của Luật TNBTCNN năm 2009 để giải quyết.

    - Kể từ ngày Luật TNBTCNN năm 2017 có hiệu lực thi hành, các trường hợp được bồi thường theo quy định của Luật TNBTCNN năm 2009 mà còn thời hiệu theo quy định của Luật TNBTCNN năm 2017 nhưng chưa yêu cầu Nhà nước bồi thường hoặc đã yêu cầu nhưng chưa được thụ lý giải quyết thì áp dụng quy định của Luật TNBTCNN năm 2017 để giải quyết.

    2.  Về xác định cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp VKS trả hồ sơ điều tra bổ sung (khoản 3 Điều 34 Luật TNBTCNN 2017)

    VKSND các cấp cần lưu ý phân biệt các trường hợp sau:

    -  Trường hợp VKS trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhưng sau đó Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra thì VKS là cơ quan giải quyết bồi thường;

    -  Trường hợp VKS trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhưng sau đó Cơ quan điều tra ra kết luận điều tra đề nghị truy tố mà VKS đình chỉ vụ án đối với bị can vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm thì Cơ quan điều tra đã ra kết luận điều tra là cơ quan giải quyết bồi thường.

    3.  Về thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại (từ Điều 41 đến Điều 51)

    Luật TNBTCNN năm 2009 quy định thủ tục giải quyết bồi thường gồm 04 bước sau:

    (1) Thụ lý đơn yêu cầu bồi thường (Điều 17);

    (2) Xác minh thiệt hại (Điều 18);

    (3) Thương lượng việc bồi thường (Điều 19);

    (4) Ra quyết định giải quyết bồi thường (Điều 20).

    Luật TNBTCNN năm 2017 đã sửa đổi nhiều nội dung trong từng bước giải quyết yêu cầu bồi thường nêu trên, đồng thời, bổ sung thủ tục “tạm ứng kinh phí bồi thường” (Điều 44). Do đó, trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm của VKS, VKS các cấp cần lưu ý các nội dung cơ bản sau:

    3.1.     Thủ tục thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường:

    - Văn bản yêu cầu bồi thường:

    Ngoài các nội dung chính của “đơn yêu cầu bồi thường” theo khoản 2 Điều 34 Luật TNBTCNN năm 2009, Luật TNBTCNN năm 2017 bổ sung các nội dung chính sau: (1) Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại của người thi hành công vụ và thiệt hại thực tế xảy ra; (2) Đề nghị tạm ứng kinh phí bồi thường (nếu có); (3) Đề nghị cơ quan giải quyết bồi thường thu thập văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường nhưng phải nêu rõ tên văn bản và địa chỉ thu thập văn bản đó trong trường hợp người yêu cầu bồi thường không có khả năng thu thập văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường; (4) Yêu cầu phục hồi danh dự (nếu có); (5) Yêu cầu khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp khác (nếu có).

    - Hồ sơ yêu cầu bồi thường:

      Luật TNBTCNN năm 2009 quy định văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường là văn bản bắt buộc phải có trong hồ sơ yêu cầu bồi thường. Luật TNBTCNN năm 2017 quy định hồ sơ yêu cầu bồi thường có thể không có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường nếu người bị thiệt hại không được gửi hoặc không thể có văn bản này (điểm b khoản 1 Điều 41).

    3.2.    Thủ tục tạm ứng kinh phí

    Thủ tục tạm ứng kinh phí là thủ tục mới được bổ sung trong Luật TNBTCNN 2017, theo đó, cần chú ý quy định về các loại thiệt hại được tạm ứng kinh phí bồi thường (khoản 1 Điều 44); trình tự, thủ tục tạm ứng kinh phí bồi thường và trách nhiệm cấp kinh phí của cơ quan tài chính cho cơ quan giải quyết yêu cầu bồi thường (khoản 2, 3 Điều 44); mức tối thiểu tạm ứng kinh phí (khoản 5 Điều 44).

    3.3.    Thủ tục xác minh thiệt hại

    Thời hạn xác minh: Tối đa là 45 ngày (Luật TNBTCNN năm 2009 quy định tối đa là 60 ngày). 

    Báo cáo xác minh thiệt hại: Luật TNBTCNN năm 2017 bổ sung quy định về báo cáo xác minh thiệt hại làm căn cứ để thương lượng việc bồi thường (khoản 3 Điều 45) (Luật TNBTCNN năm 2009 không quy định).

    3.4.     Thủ tục thương lượng

    Thời hạn thương lượng: Tối đa là 25 ngày (Luật TNBTCNN năm 2009 quy định tối đa là 45 ngày).

    Thành phần thương lượng: Bao gồm đại diện Viện kiểm sát có thẩm quyền đối với vụ việc yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự, kể cả trường hợp Viện kiểm sát không phải là cơ quan giải quyết bồi thường (Luật TNBTCNN năm 2009 chỉ quy định Viện kiểm sát tham gia thương lượng với tư cách là cơ quan giải quyết bồi thường).

    Biên bản thương lượng không thành: Là căn cứ để người yêu cầu bồi thường khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường. (Luật TNBTCNN năm 2009 không quy định giá trị pháp lý của biên bản thương lượng không thành).

    3.5.     Thủ tục ra quyết định giải quyết bồi thường

    Ra quyết định giải quyết bồi thường: Chỉ trong trường hợp thương lượng thành (khoản 1 Điều 47) (Luật TNBTCNN năm 2009 quy định cả 02 trường hợp thương lượng thành hoặc thương lượng không thành thì cơ quan giải quyết bồi thường đều phải ra quyết định giải quyết bồi thường).

    -   Thời hạn ra quyết định giải quyết bồi thường và trao cho người yêu cầu bồi thường: Cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định giải quyết bồi thường ngay tại buổi thương lượng; trường hợp người yêu cầu bồi thường không nhận quyết định giải quyết bồi thường thì cơ quan giải quyết bồi thường lập biên bản và gửi cho người yêu cầu bồi thường trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản (khoản 1 Điều 47) (Luật TNBTCNN 2009 quy định thời hạn ra quyết định giải quyết bồi thường là 10 ngày kể từ ngày kết thúc thương lượng và không quy định thời hạn gửi quyết định giải quyết bồi thường).

    Đối tượng được giao quyết định giải quyết bồi thường: chỉ có người yêu cầu bồi thường (khoản 1 Điều 47) (Luật TNBTCNN 2009 quy định việc gửi quyết định giải quyết bồi thường cho người bị thiệt hại, cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan có trách nhiệm bồi thường và người tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại).

    3.6.     Thủ tục phục hồi danh dự

    Trong các trường hợp người bị thiệt hại được chủ động phục hồi danh dự thuộc trách nhiệm giải quyết của VKS thì căn cứ Điều 57 Luật TNBTCNN 2017 để tiến hành thủ tục chủ động phục hồi danh dự: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường hoặc kể từ ngày có bản án, quyết định có hiệu lực, VKS có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người bị thiệt hại về việc tổ chức thực hiện phục hồi danh dự.

    - Trường hợp người bị thiệt hại đồng ý với nội dung trong thông báo thì VKS thực hiện phục hồi danh dự theo quy định tại Điều 58 và Điều 59 Luật TNBTCNN năm 2017.

    - Trường hợp người bị thiệt hại không đồng ý với nội dung trong thông báo thì đề nghị họ có ý kiến cụ thể về nội dung đó để VKS có cơ sở thực hiện phục hồi danh dự.

    - Trường hợp người bị thiệt hại đề nghị chưa thực hiện phục hồi danh dự thì việc phục hồi danh dự được thực hiện khi người bị thiệt hại có yêu cầu bằng văn bản.

    - Trường hợp người bị thiệt hại từ chối quyền được phục hồi danh dự theo quy định của Luật này thì không còn quyền yêu cầu phục hồi danh dự. Việc từ chối phải thể hiện bằng văn bản; trường hợp người bị thiệt hại từ chối quyền được phục hồi danh dự bằng lời nói thì VKS lập biên bản trong đó ghi rõ việc từ chối quyền được phục hồi danh dự của người bị thiệt hại. Biên bản phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người bị thiệt hại.

    - Trường hợp người bị thiệt hại chết thì VKS thực hiện việc đăng báo xin lỗi và cải chính công khai./.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    hongphuong1993 (27/07/2017)