Mức tối đa tiền bảo lãnh thực hiện và tạm ứng trong hợp đồng xây dựng

Chủ đề   RSS   
  • #614055 15/07/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 11

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (929)
    Số điểm: 15784
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 309 lần
    SMod

    Mức tối đa tiền bảo lãnh thực hiện và tạm ứng trong hợp đồng xây dựng

    Theo quy định hiện nay, mức tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng và mức bảo lãnh tiền tạm ứng trong hợp đồng xây dựng tối đa là bao nhiêu? 

    Mức tối đa tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng xây dựng

    Theo Điều 68 Luật Đấu thầu 2023 quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng như sau:

    - Nhà thầu phải thực hiện một trong các biện pháp sau đây để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng:

    + Đặt cọc;

    + Nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam;

    + Nộp giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam.

    - Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 2% đến 10% giá hợp đồng.

    Cụ thể tại khoản 4 Điều 16 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định như sau:

    - Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng, phương thức bảo đảm phải được quy định trong hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu. 

    - Mức bảo đảm thực hiện hợp đồng được xác định trong khoảng từ 2% đến 10% giá hợp đồng xây dựng; trường hợp để phòng ngừa rủi ro cao thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng có thể cao hơn nhưng không quá 30% giá hợp đồng và phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chấp thuận.

    Như vậy, mức tối đa tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng xây dựng là 10% giá trị hợp đồng, trường hợp cần thiết có thể cao hơn nhưng không quá 30% giá trị hợp đồng và phải được chấp thuận từ nhà đầu tư.

    Mức tối đa tiền tạm ứng trong hợp đồng xây dựng

    Theo Điều 18 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BXD quy định về tạm ứng hợp đồng xây dựng như sau:

    - Tạm ứng hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí mà bên giao thầu ứng trước không lãi suất cho bên nhận thầu để thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết trước khi triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng.

    - Mức tạm ứng hợp đồng không được vượt quá 30% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết (bao gồm cả dự phòng nếu có). Trường hợp cần tạm ứng với mức cao hơn phải được người quyết định đầu tư cho phép. Đối với dự án mà người quyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ, việc quyết định mức tạm ứng cao hơn do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; 

    - Mức tạm ứng tối thiểu được quy định như sau:

    + Đối với hợp đồng tư vấn:

    ++ 15% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 10 tỷ đồng.

    ++ 20% giá hợp đồng đối với các hợp đồng có giá trị đến 10 tỷ đồng.

    + Đối với hợp đồng thi công xây dựng công trình:

    ++ 10% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng.

    ++ 15% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng.

    ++ 20% giá hợp đồng đối với các hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng.

    + Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, hợp đồng EC, EP, PC và EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay và các loại hợp đồng xây dựng khác: 10% giá hợp đồng.

    + Trường hợp các bên thỏa thuận tạm ứng ở mức cao hơn mức tạm ứng tối thiểu thì phần giá trị hợp đồng tương ứng với mức tạm ứng hợp đồng vượt mức tạm ứng tối thiểu sẽ không được điều chỉnh giá kể từ thời điểm tạm ứng.

    + Tiền tạm ứng được thu hồi dần qua các lần thanh toán, mức thu hồi của từng lần do hai bên thống nhất ghi trong hợp đồng nhưng phải bảo đảm tiền tạm ứng được thu hồi hết khi giá trị thanh toán đạt 80% giá hợp đồng đã ký kết.

    Như vậy, mức tối đa tiền tạm ứng trong hợp đồng xây dựng là 30% giá trị hợp đồng. Trường hợp cần tạm ứng với mức cao hơn phải được người quyết định đầu tư cho phép.

    Tiền bảo đảm thực hiện hợp đồng phải được nộp tại thời điểm nào?

    Theo Điều 16 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định:

    - Bảo đảm thực hiện hợp đồng phải được nộp cho bên giao thầu trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực theo đúng thỏa thuận của các bên về giá trị, loại tiền, phương thức bảo đảm; theo mẫu được bên giao thầu chấp nhận và phải có hiệu lực cho đến khi bên nhận thầu đã hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc sau khi bên giao thầu đã nhận được bảo đảm bảo hành đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng và cung cấp thiết bị. 

    Riêng hợp đồng tư vấn xây dựng, hợp đồng giao khoán nội bộ, hợp đồng xây dựng thuộc các chương trình mục tiêu do các hộ dân thực hiện và những hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện không bắt buộc bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng.

    - Trường hợp bên nhận thầu là nhà thầu liên danh thì từng thành viên phải nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng cho bên giao thầu, mức bảo đảm tương ứng với phần giá trị hợp đồng mà mỗi thành viên thực hiện.

    Nếu liên danh có thỏa thuận nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng thì nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo đảm cho bên giao thầu, từng thành viên nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng cho nhà thầu đứng đầu liên danh tương ứng với giá trị hợp đồng do mình thực hiện.

    Như vậy, tiền bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng sẽ phải được nộp cho bên giao thầu trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực theo đúng thỏa thuận của các bên.

     
    337 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận