Mức phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vận chuyển gỗ trái phép?

Chủ đề   RSS   
  • #603442 22/06/2023

    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Mức phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vận chuyển gỗ trái phép?

    Vận chuyển gỗ trái phép là hành vi vận chuyển gỗ không có hồ sơ hợp pháp; có hồ sơ hợp pháp nhưng hồ sơ không phù hợp với lầm sản thực tế vận chuyển, gỗ không có dấu búa kiểm lâm thep quy định của pháp luật

    1. Mức phạt đối với vận chuyển gỗ trái phép đối với gỗ thông thường và gỗ thuộc danh mục gỗ nguy cấp, quý, hiếm

    Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 35/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính hành vi vận chuyển gỗ trái phép

    Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

    + Gỗ thuộc loài thông thường dưới 01 m3;

    + Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA dưới 0,5 m3;

    + Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA dưới 0,1 m3;

    + Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá dưới 7.000.000 đồng.

    Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

    +Gỗ thuộc loài thông thường từ 02 m3 đến dưới 05 m3;

    +Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 01 m3 đến dưới 2,5 m3;

    +Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 0,2 m3 đến dưới 0,4 m3;

    +Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng.

    Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

    +Gỗ thuộc loài thông thường từ 05 m3 đến dưới 08 m3;

    +Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 2,5 m3 đến dưới 04 m3;

    +Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 0,4 m3 đến dưới 0,6 m3;

    +Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 25.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

    Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

    +Gỗ thuộc loài thông thường từ 08 m3 đến dưới 11 m3;

    +Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 04 m3 đến dưới 5,5 m3;

    +Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 0,6 m3 đến dưới 0,9 m3;

    +Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.

    Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

    +Gỗ thuộc loài thông thường từ 11 m3 đến dưới 14 m3;

    +Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 5,5 m3 đến dưới 07 m3;

    +Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 0,9 m3 đến dưới 1,2 m3;

    +Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng.

    Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

    +Gỗ thuộc loài thông thường từ 14 m3 đến dưới 17 m3;

    +Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 07 m3 đến dưới 8,5 m3;

    +Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 1,2 m3 đến dưới 1,5 m3;

    +Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 90.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng.

    Ngoài ra, còn các hành vi vi phạm khác và khung hình phạt cao nhất có thể lên  475.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển trái pháp luật sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá 475.000.000 đồng trở lên.

    2. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả

    Theo khoản 20 Điều 22 Nghị định 35/2019/NĐ-CP  Tùy theo từng hành vi các hình thức xử phạt bổ sung là: Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi, Tịch thu phương tiện đối với hành vi

    Theo khoản 21 Điều 22 Nghị định 35/2019/NĐ-CP Tùy theo từng hành vi biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng là buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy.

    Vậy vận chuyển gỗ trái phép là hành vi bị nghiêm cấm, có thể thấy mức xử phạt hành chính đối với hành vi này là khá cao, tùy theo mức độ vi phạm có thể bị truy tố hình sự tội vận chuyển gỗ trái phép.

     

     

     
    8093 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận