Mức phạt tối đa và đối tượng bị xử phạt khi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm

Chủ đề   RSS   
  • #566371 08/01/2021

    Mức phạt tối đa và đối tượng bị xử phạt khi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm

    An toàn vệ sinh thực phẩm luôn là một trong những chủ đề nóng hổi và được mọi người dành sự quan tâm rất lớn. Bởi lẽ, ở thời đại mà hoá chất luôn được bày bán công khai, các “công thức biến hoá” phát triển đa dạng thì sức khoẻ con người ngày càng nguy hiểm và tỉ lệ tử vong vì ung thư gia tăng không ngừng. 

    Chính vì vậy, Nhà nước đã ban hành Nghị định 115/2018/NĐ-CP về “Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn vệ sinh thực phẩm” để xử phạt các hành vi bất chính gây tác động xấu sức khoẻ cộng đồng. 

    Căn cứ vào Điều 3 của  Nghị định 115/2018/NĐ-CP thì quy định mức phạt tiền tối đa, và các đối tượng là tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm như sau:

    1) Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức. Trừ các trường hợp khác mà pháp luật quy định.

    2) Mức phạt tiền quy định về hành vi vi phạm hành vhisnh, hình thức xử phạt , mức phạt và biện pháp khắc phục hậu quả là mức phạt đối với cá nhân, trừ các trường hợp khác mà pháp luật quy định là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    3) Tổ chức quy định tại các khoản 1 và 2 gồm:

    a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);

    b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

    c) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật đầu tư gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;

    d) Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;

    đ) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp;

    e) Các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

    Lưu ý: Đối với cá nhân quy định tại các khoản 1 và 2 không là các đối tượng thuộc quy định tại khoản 3.

     
    664 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn DNKimChi vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (09/01/2021) AryaStark (09/01/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận