"Điều 9. Lãi suất cho vay tiêu dùng
1. Lãi suất cho vay tiêu dùng của công ty tài chính thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
2. Công ty tài chính ban hành quy định về khung lãi suất cho vay tiêu dùng áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống trong từng thời kỳ, trong đó bao gồm mức lãi suất cho vay cao nhất, mức lãi suất cho vay thấp nhất đối với từng sản phẩm cho vay tiêu dùng.
3. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung khung lãi suất cho vay tiêu dùng, công ty tài chính phải gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều 7 Thông tư này về khung lãi suất, trong đó nêu cụ thể các yếu tố, nguyên tắc cơ bản xác định khung lãi suất cho vay tiêu dùng, các yếu tố về chi phí vốn, chi phí rủi ro, lợi nhuận trên vốn, lãi suất thị trường và bảo đảm bù đắp được các chi phí, rủi ro liên quan, đảm bảo quyền lợi của khách hàng và sự phát triển của công ty tài chính."
Đồng thời, lãi suất cho vay của các công ty tài chính được tính toán theo công thức: Lãi suất huy động + biên độ (margin) = Lãi suất cho vay.
Khách hàng vay và công ty tài chính được quyền thỏa thuận về mức lãi suất, vì các công ty tài chính không được huy động vốn từ khách hàng cá nhân như ngân hàng, mà huy động vốn đầu vào từ ngân hàng và doanh nghiệp, do vậy, mức lãi suất cho vay giữa các công ty này là khác nhau, phu thuộc vào nguồn vốn huy động được rẻ hay đắt.
Do đó, hiện nay khi đi vay công ty tài chính thì bạn phải xác định là dính nợ chồng chất vì lãi suất cao, điều đó được thỏa thuận trong Hợp đồng vay, bạn phải xem lại mức lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng.