Cảm ơn về bài viết với những hình ảnh rất sinh động dễ nhìn và dễ nắm bắt thông tin.
Mình thắc mắc là tại sao người nuớc ngoài thì không phải đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp, mà chỉ đóng bảo hiểm y tế nhỉ? Điều này mình muốn tìm hiểu đến bản chất của hai loại bảo hiểm này:
BHXH là hình thức bảo hiểm thu nhập cho người lao động, là sản phẩm tất yếu khách quan của xã hội phát triển, là hình thức dịch vụ công để quản lý và đáp ứng nhu cầu chia sẻ các rủi ro trong cộng đồng, là quyền cơ bản của người lao động.
* Về phương diện xã hội: BHXH là sự chia sẻ rủi ro, bảo đảm an toàn xã hội.
* Về phương diện kinh tế: BHXH là quá trình phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia bảo hiểm, thông qua việc hình thành quỹ tiền tệ chung.
* Về phương diện chính trị, pháp lý: Khi được nhà nước điều chỉnh bằng pháp luật, BHXH đã trở thành quyền cơ bản của người lao động, xét trên cả bình diện quốc gia và quốc tế. Đồng thời đó cũng là trách nhiệm của họ và người sử dụng lao động phải tham gia BHXH. Vì vậy, BHXH là một chính sách xã hội quan trọng, là bộ phận cơ bản để đảm bảo an sinh xã hội của các quốc gia.
Bảo hiểm thất nghiệp là loại bảo hiểm đảm bảo những quyền lợi mà người lao động xứng đáng được hưởng khi thất nghiệp. Quyền lợi bảo hiểm thất nghiệp mà bạn được nhận có thể là được trả tiền mặt khi mất việc. Bên cạnh đó, loại bảo hiểm này còn có thể bao gồm cả bảo hiểm y tế và đào tạo nghề trong quãng thời gian bạn chờ và tìm công việc mới.
Như vậy, có thể thấy pháp luật quy định và đảm bảo ưu tiên quyền lợi người lao động trong nước, công dân Việt Nam. Xét thấy đó là điều dĩ nhiên :))