Mức án nào cho hành vi đánh vợ?

Chủ đề   RSS   
  • #526530 27/08/2019

    Mức án nào cho hành vi đánh vợ?

    Cứ vài ba ngày lướt face tôi lại thấy vài ba tin tức "đánh vợ" rồi thì stastus các kiểu "phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng" kèm theo đó là hình ảnh mắt, mũi bầm dập, miệng máu me,...thử hỏi mấy bạn gái nhìn còn muốn lấy chồng???

    Mà đăng thì đăng vậy, dân mạng cũng chia sẻ ầm ầm ra mà ít thấy trường hợp nào ông chồng phải chịu trách nhiệm gì đối với hành vi của mình. Không biết là vì thương chồng hay vì vốn bản tính phụ nữ mình cam chịu, vấn đề này tôi cũng chưa rõ nhưng tôi biết rằng với hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và ngồi tù như chơi.

    Theo đó, quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác:

    "1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

    c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

    đ) Có tổ chức;

    e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

    i) Có tính chất côn đồ;

    k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 0năm:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

    c) Phạm tội 02 lần trở lên;

    d) Tái phạm nguy hiểm;

    đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

    d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

    a) Làm chết người;

    b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

    d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

    đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

    5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

    a) Làm chết 02 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

    6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”.

     
    20993 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Trinh_Ng vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/08/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

5 Trang 12345>
Thảo luận
  • #526532   27/08/2019

    Cảm ơn bạn vi bài viết hữu ích. Trên thực tế, bên cạnh những trường hợp chồng đánh vợ cũng có những trường hợp vợ đánh chồng. Và dù là phái mạnh đánh phái yếu hay ngược lại thì cũng không nên dùng vũ lực để giải quyết vấn đề như vậy. Những quy định trên không chỉ áp dụng được cho trường hợp chồng đánh vợ mà cũng có thể áp dụng cho trường hợp vợ đánh chồng luôn. 

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Camtu1997 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/08/2019) Trinh_Ng (28/08/2019)
  • #526621   28/08/2019

    Lunakhung123
    Lunakhung123
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2016
    Tổng số bài viết (297)
    Số điểm: 2489
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 68 lần


    Vẫn biết là hành vi này sẽ bị truy cứu theo tội cố ý gây thương tích nhưng thiết nghĩ nên đưa hành vi đánh vợ, con là tình tiết tăng nặng. Những người đàn ông của gia định không bảo vệ, che chở cho người phụ nữ của mình thì thôi, lại còn ỷ mạnh đánh đập tàn nhẫn, những kẻ này đáng cho ngồi tù mọt gông.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Lunakhung123 vì bài viết hữu ích
    Trinh_Ng (28/08/2019)
  • #526637   28/08/2019

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 136 lần


    Theo các quy định của pháp luật, người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình trước hết sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Nếu hành vi có tính chất nghiêm trọng, vi phạm các quy định của Luật Hình sự thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời, nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình luôn có quyền yêu cầu được bồi thường thiệt hại về tinh thần, vật chất, tính mạng, sức khỏe.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn sunshine19 vì bài viết hữu ích
    Trinh_Ng (29/08/2019)
  • #526648   28/08/2019

    vulieu9102
    vulieu9102
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/06/2019
    Tổng số bài viết (270)
    Số điểm: 2179
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 113 lần


    Cảm ơn bạn vì bài viết hữu ích. Bài viết này sẽ giúp cho những người đàn ông phần nào hạn chế trước khi vung tay với vợ mình. Bởi hành vi bạo lực gia đình là một hình ảnh rất xấu. Ảnh hưởng trầm trọng đến mối quan hệ, tình cảm của vợ chồng và nó là hình ảnh cực kỳ xấu và ám ảnh đối với các con. 

    Là đàn ông, là trụ cột trong gia đình người đàn ông phải luôn yêu thương và ý thức được việc bảo vệ vợ con không nên có hành vi đánh vợ bởi nếu có lần đầu thì sẽ có lần 2 và theo "thói quen tay" sẽ có rất nhiều lần sau. Do đó, chớ vì nóng giận tức thời mà phá nát hạnh phúc gia đình!

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vulieu9102 vì bài viết hữu ích
    Trinh_Ng (29/08/2019)
  • #526656   28/08/2019

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 143 lần


    Hành vi đánh vợ (bạo hành gia đình) nếu xâm hại đến yếu tố sức khỏe thì sẽ có 02 hình thức xử lý: truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử phạt hành chính. Người vợ có quyền tố giác hành vi bạo hành của người chồng đến cơ quan điều tra nếu cho rằng mình bị gây thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ. Tuy nhiên đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ phải đảm bảo cấu thành của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017: "Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuylinh2311 vì bài viết hữu ích
    Trinh_Ng (30/08/2019)
  • #526721   28/08/2019

    Cám ơn phản hồi hữu ích từ bạn. Mình quên mất việc người chồng cũng có thể bị đánh nhỉ??? Thật ra là do mình thấy trên mạng xã hội quá nhiều hình ảnh người chồng đánh người vợ máu me, bầm dập nên mình chỉ đang đứng ở góc độ để bảo vệ quyền lợi người vợ thôi.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Trinh_Ng vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/08/2019)
  • #526742   28/08/2019

    Đúng rồi bạn. Nhưng mình thấy cũng nhiều trường hợp người vợ cam chịu cho đánh luôn á chứ, hi vọng rằng trong tương lai sẽ có những quy định nghiêm hơn như bạn nói để phần nào nâng cao ý thức của các ông chồng biết yêu thương và bảo vệ vợ mình hơn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Trinh_Ng vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/08/2019)
  • #526751   29/08/2019

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Những quy định nghiêm hơn cũng chẳng giúp ích được gì đâu. Những ông đánh vợ thì không tìm hiểu BLHS, cho nên cho dù nếu có quy định đánh vợ sẽ bị tử hình thì ai đánh vẫn đánh à.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/08/2019)
  • #526756   29/08/2019

    An_Pisces
    An_Pisces
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (221)
    Số điểm: 2966
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 73 lần


    Hầu hết trong gia đình, thì người phụ nữ thường là đối tượng của nạn bạo hành gia đình. Đó không chỉ là bạo hành về thân xác, mà còn là bạo hành về tinh thần, khiến người phụ nữ sống trong nỗi hoang mang, sợ hãi ngay trong tổ ấm của mình. Thế nhưng, rất ít người phụ nữ can đảm dám đứng ra tố cáo người bạo hành mình (thường là người chồng). Họa chăng, họ chỉ chia sẻ trên các trang mạng xã hội và được cộng đồng mạng quan tâm chia sẻ, thì khi đó các cơ quan chức năng mới vào làm việc. Còn biết bao nhiêu tình trạng bạo lực gia đình đang dĩên ra hàng ngày, hàng giờ mà nạn nhân đang chịu đựng./

     
    Báo quản trị |  
  • #526822   29/08/2019

    Cám ơn bạn đã bổ sung thêm thông tin hữu ích. Hi vọng rằng với những quy định này sẽ được áp dụng nhiều hơn, quản lý chặt chẽ hơn để phần nào hạn chế bạo lực gia đình, bảo vệ các quyền lợi của người chồng lẫn người vợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #526849   29/08/2019

    Cám ơn phản hồi hữu ích và quan điểm đáng trân trọng của bạn. Nếu như ai cũng nghĩ được như bạn thì có lẽ cuộc sống gia đình đã hạnh phúc hơn rất nhiều và cũng sẽ không xảy ra những trường hợp bạo hành đáng tiếc xảy ra.

     
    Báo quản trị |  
  • #526968   30/08/2019

    Nói như bạn có pháp luật làm gì chẳng lẽ chỉ là hình thức, đa phần là do họ còn tình cảm hoặc tình nghĩa nên không muốn làm lớn chuyện lên, nhưng trong trường hợp quá đáng vẫn có nhiều người bị truy cứu như thường thôi. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Trinh_Ng vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/08/2019)
  • #527067   31/08/2019

    Thật ra đánh vợ nếu chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm quy định trong mục 4 chương II Nghị định 167/2013/NĐ-CP (vi phạm hành chính về phòng chống bạo lực gia đình), xin được bổ sung thêm cho bạn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TVPL_PTSP vì bài viết hữu ích
    Trinh_Ng (31/08/2019)
  • #527268   31/08/2019

    LuatThanhLuat viết:

    Thật ra đánh vợ nếu chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm quy định trong mục 4 chương II Nghị định 167/2013/NĐ-CP (vi phạm hành chính về phòng chống bạo lực gia đình), xin được bổ sung thêm cho bạn.

    Cám ơn bạn đã bổ sung thêm thông tin cho bài viết. Có lẽ do mình chú trọng nghiên cứu về trách nhiệm hình sự nên bỏ sót quy định về xử phạt hành chính. Với những người đánh vợ ở mức độ nhẹ thì nên xử phạt hành chính là hợp lý, vửa răn đe vừa để họ ý thức được hành vi từ đó sớm kịp thời sửa sai lỗi lầm do hành vi của mình gây ra.

     
    Báo quản trị |  
  • #527202   31/08/2019

    Quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn như sau:

    "1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."

    Về nguyên tắc, việc nuôi con khi ly hôn trước hết do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì  có thể yêu cầu Tòa án giải quyết, con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi mọi mặt cho con, Tòa án sẽ xem xét các yêu tố sau đây để đưa ra quyết định sẽ giao con cho ai nuôi dưỡng:

    -  Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… mà mỗi bên có thể dành cho con, các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;

    - Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của cha mẹ.

    Trong trường hợp của cô, cô có 5 người con, nếu các con cô đã đủ 18 tuổi thì việc các con cô muốn ở với ai đó là ý chí của họ và cha mẹ không phải cấp dưỡng nuôi con đối với những con đã đủ 18 tuổi. Còn đối với những cháu chưa đủ 18 tuổi thì vợ chồng cô có thể thỏa thuận về việc trực tiếp nuôi con, và việc cấp dưỡng nuôi con. Nếu vợ chồng cô không thỏa thuận được thì có thể nhờ tòa án giải quyết.

     
    Báo quản trị |  
  • #527307   01/09/2019

    thanhthuc30 viết:

    Quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn như sau:

    "1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."

    Về nguyên tắc, việc nuôi con khi ly hôn trước hết do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì  có thể yêu cầu Tòa án giải quyết, con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi mọi mặt cho con, Tòa án sẽ xem xét các yêu tố sau đây để đưa ra quyết định sẽ giao con cho ai nuôi dưỡng:

    -  Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… mà mỗi bên có thể dành cho con, các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;

    - Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của cha mẹ.

    Trong trường hợp của cô, cô có 5 người con, nếu các con cô đã đủ 18 tuổi thì việc các con cô muốn ở với ai đó là ý chí của họ và cha mẹ không phải cấp dưỡng nuôi con đối với những con đã đủ 18 tuổi. Còn đối với những cháu chưa đủ 18 tuổi thì vợ chồng cô có thể thỏa thuận về việc trực tiếp nuôi con, và việc cấp dưỡng nuôi con. Nếu vợ chồng cô không thỏa thuận được thì có thể nhờ tòa án giải quyết.

    Không biết là bạn đang bàn về vấn đề nhầm lẫn nào rồi. Bài viết trên đang bàn luận về vấn đề người chồng đánh vợ sau khi ly hôn đó ạ, chứ không phải bàn về vấn đề cách xác định quyền nuôi con sau ly hôn.

    Thông tin trao đổi cùng bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #527289   31/08/2019

    minhtam130496
    minhtam130496

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/04/2019
    Tổng số bài viết (81)
    Số điểm: 820
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 25 lần


    Nếu là đàn ông thì không nên đánh vợ con, vì đó là những người thân, những người luôn yêu thương mình, luôn bên mình những lúc khó khăn nhất. Hành động đánh vợ là không ra gì, tồi tệ. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng cần được lên án mạnh mẽ nhằm thay đổi nhận thức, hành vi về bạo lực gia đình, góp phần tiến tới xoá bỏ bạo lực gia đình và nâng cao nhận thức về truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhtam130496 vì bài viết hữu ích
    Trinh_Ng (01/09/2019)
  • #527308   01/09/2019

    minhtam130496 viết:

    Nếu là đàn ông thì không nên đánh vợ con, vì đó là những người thân, những người luôn yêu thương mình, luôn bên mình những lúc khó khăn nhất. Hành động đánh vợ là không ra gì, tồi tệ. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng cần được lên án mạnh mẽ nhằm thay đổi nhận thức, hành vi về bạo lực gia đình, góp phần tiến tới xoá bỏ bạo lực gia đình và nâng cao nhận thức về truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam.

    Cám ơn những chia sẻ từ bạn. Nếu như ai cũng suy nghị được như bạn thì gia đình nào cũng sẽ hạnh phúc hết rồi, chắc là một phần do sự gia trưởng thời xưa theo chế độ "nam quyền" nên lúc nào người phụ nữ cũng luôn là người chịu thiệt hơn cả so với đàn ông. Hiện trạng bây giờ đàn bà đánh chồng thì ít mà đàn ông đánh vợ thì đầy ra.

     
    Báo quản trị |  
  • #527311   01/09/2019

    minhtam130496
    minhtam130496

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/04/2019
    Tổng số bài viết (81)
    Số điểm: 820
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 25 lần


    Trinh_Ng viết:

     

    minhtam130496 viết:

     

    Nếu là đàn ông thì không nên đánh vợ con, vì đó là những người thân, những người luôn yêu thương mình, luôn bên mình những lúc khó khăn nhất. Hành động đánh vợ là không ra gì, tồi tệ. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng cần được lên án mạnh mẽ nhằm thay đổi nhận thức, hành vi về bạo lực gia đình, góp phần tiến tới xoá bỏ bạo lực gia đình và nâng cao nhận thức về truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam.

     

     

    Cám ơn những chia sẻ từ bạn. Nếu như ai cũng suy nghị được như bạn thì gia đình nào cũng sẽ hạnh phúc hết rồi, chắc là một phần do sự gia trưởng thời xưa theo chế độ "nam quyền" nên lúc nào người phụ nữ cũng luôn là người chịu thiệt hơn cả so với đàn ông. Hiện trạng bây giờ đàn bà đánh chồng thì ít mà đàn ông đánh vợ thì đầy ra.

    Bạo lực gia đình luôn luôn tồn tại trong cuộc sống mà bạn, cho dù có biện pháp hay ho đi chăn nửa thì cũng chỉ giảm thiểu được phần nào thôi, mà nguyên nhân chắc gì từ một phía đâu. Dù sao đánh đập, hành hạ những người trong gia đình là hoàn toàn sai trái, hy vọng pháp luật sẽ có những chặt chẽ hơn, nhằm ngăn chặn những việc này xảy ra. Càng ít càng tốt.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhtam130496 vì bài viết hữu ích
    Trinh_Ng (22/09/2019)
  • #527343   01/09/2019

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Bạo lực gia đình phần lớn xuất phát từ đàn ông, nhưng khi xử phạt thì tất nhiên áp dụng cho bất kể ai có hành vi vi phạm. Mình nghĩ đến chế tài là sau khi cảnh cáo, phạt hành chính... hoặc các biện pháp khác không hiệu quả, mà 2 bên quyết định ly hôn thì nên phạt cấm người vi phạm lấy vợ/chồng hợp pháp trong một vài năm. :))

     
    Báo quản trị |