Mua bán tài khoản game có bị xử phạt không?

Chủ đề   RSS   
  • #612543 08/06/2024

    lamtuyet9366
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:04/05/2024
    Tổng số bài viết (265)
    Số điểm: 3374
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 105 lần


    Mua bán tài khoản game có bị xử phạt không?

    Các trò chơi điện tử ngày càng phát triển, thu hút đông đảo mọi người tham gia. Không ít người đăng tải bán các tài khoản game với giá hàng triệu đồng. 

    Chính vì vậy, việc mua bán tài khoản game có bị xử phạt không? trở thành vấn đề được các bạn trẻ quan tâm hiện nay.

    Trò chơi điện tử trực tuyến không chỉ là phương tiện giải trí mà còn là một thị trường với giá trị kinh tế lớn.

    Nhiều người chơi đã đầu tư thời gian và tiền bạc vào việc phát triển tài khoản game của mình và sau đó bán lại để kiếm lời. Tuy nhiên việc này là hành vi vi phạm pháp luật.

     

    (1) Mua bán tài khoản game có bị xử phạt không?

    Căn cứ theo khoản 5 Điều 7 Thông tư 24/2014/TT-BTTTT quy định như sau:

    - Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử chỉ được khởi tạo các vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng trong trò chơi điện tử theo đúng nội dung, kịch bản mà doanh nghiệp đã báo cáo trong hồ sơ được cấp quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử và trong báo cáo định kỳ của doanh nghiệp.

    - Người chơi được dùng điểm thưởng hoặc đơn vị ảo có trong tài khoản trò chơi điện tử của mình để đổi lấy vật phẩm ảo do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử khởi tạo.

    - Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử có nghĩa vụ quản lý vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng trong trò chơi điện tử theo đúng quy tắc trò chơi đã công bố và phù hợp với nội dung, kịch bản trò chơi đã được phê duyệt.

    - Vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng chỉ được sử dụng trong phạm vi trò chơi điện tử và theo đúng mục đích mà doanh nghiệp đã báo cáo. Vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng không phải là tài sản, không có giá trị quy đổi ngược lại thành tiền, thẻ thanh toán, phiếu thưởng hoặc các hiện vật có giá trị giao dịch bên ngoài trò chơi điện tử.

    - Không mua, bán vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng giữa những người chơi với nhau.

    Như vậy, pháp luật nghiêm cấm hành vi như mua bán vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng giữa những người chơi với nhau.

    Việc mua bán tài khoản game cũng đã bao hàm việc mua bán vật phẩm, điểm thưởng trong game cho nên hành vi mua bán tài khoản game cũng là hành vi vi phạm phạm pháp luật.

    Đối với hành vi vi phạm pháp luật này, người chơi mua bán tài khoản game sẽ bị xử phạt hành chính. Cụ thể theo khoản 3 Điều 106 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định như sau:

    Phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:

    - Lợi dụng trò chơi điện tử để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, gây mất trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia;

    - Mua, bán vật phẩm ảo hoặc đơn vị ảo hoặc điểm thưởng

    Bên cạnh đó, đối với người cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng sẽ bị phạt tiền từ 170 - 200 triệu đồng khi quy đổi vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng được thành tiền hoặc thẻ thanh toán hoặc phiếu thưởng hoặc các hiện vật có giá trị giao dịch bên ngoài trò chơi điện tử dưới bất kỳ hình thức nào theo điểm a khoản 6 Điều 104 Nghị định 15/2020/NĐ-CP. 

    Ngoài phạt tiền người cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như sau:

    -  Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

    - Tước quyền sử dụng Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1, Giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng từ 22 tháng đến 24 tháng.

    Như vậy, hành vi mua bán tài khoản game là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt hành chính tùy theo mức độ, tính chất mà mức xử phạt sẽ khác nhau, bên cạnh đó người vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung.

    (2) Lừa đảo mua bán tài khoản game bị xử phạt thế nào?

    Hành vi mua bán tài khoản game được xem là hành vi vi phạm pháp luật. Đối với việc lừa đảo mua bán tài khoản game có thể bị xử phạt hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Xử phạt hành chính:

    Cụ thể theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP đề cập đến vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác như sau:

     Phạt tiền từ 02-03 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    - Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;

    - Công nhiên chiếm đoạt tài sản.

    - Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.

    - Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    - Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

    Như vậy, người lừa đảo mua bán tài khoản game có thể bị phạt từ 02 - 03 triệu đồng.

    Truy cứu trách nhiệm hình sự

    Căn cứ theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

    Nếu bên bán dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

    Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 02 - 50 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    - Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175290 của Bộ luật Hình sự năm 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

    - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

    Mức phạt cao nhất đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là chung thân. Ngoài ra, còn có thể bị phạt tiền từ 10 -100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm hoặc tịch thu một phần, toàn bộ tài sản.

    Tóm lại, mua bán tài khoản game là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt hành chính. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ mà mức phạt sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, người thực hiện hành vi lừa đảo mua bán tài khoản game sẽ bị xử phạt hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự.

     
    1060 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận