Mua bán nợ có phải là đòi nợ thuê?

Chủ đề   RSS   
  • #562087 03/11/2020

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    Mua bán nợ có phải là đòi nợ thuê?

    Mua bán nợ có phải là đòi nợ thuê

    Mua bán nợ và đòi nợ thuê - Ảnh minh họa

    Tưởng rằng “nợ” là một khái niệm không ai muốn dính dáng đến, tuy nhiên lại tồn tại những khái niệm như “đòi nợ thuê” và “mua bán nợ”. Vậy 2 khái niệm này có khác nhau không?

     

    Mua bán nợ

    Đòi nợ thuê (Dịch vụ thu nợ)

    Khác biệt

    Nội dung hoạt động

    Là thỏa thuận bằng văn bản về việc chuyển giao quyền đòi nợ đối với khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ cho vay, khoản trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh, theo đó bên bán nợ chuyển giao quyền sở hữu khoản nợ cho bên mua nợ và nhận tiền thanh toán từ bên mua nợ.

    (Khoản 1 Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-NHNN)

    Là hoạt động đại điện chủ nợ hoặc khách nợ để quản lý, xác định và tư vấn các vấn đề liên quan đến xử lý nợ.

    (Điều 6 Nghị định 104/2007/NĐ-CP)

    - Mua bán nợ là chuyển nhượng quyền sở hữu nợ cho người khác

    - Đòi nợ thuê là hình thức đại diện cho chủ hoặc con nợ thực hiện một số công việc liên quan đến khoản nợ

    Chủ thể hoạt động

    Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng

    (Khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2015/TT-NHNN)

    Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

    (Khoản 3 Điều 2 Nghị định 104/2007/NĐ-CP)

    - Kinh doanh dịch vụ đòi nợ là hình thức kinh doanh có điều kiện đối với doanh nghiệp

    - Mua bán nợ là hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

    Điều kiện hoạt động

    Được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép chấp thuận hoạt động mua nợ  và có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, trừ trường hợp mua nợ theo phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt. Trường hợp bán nợ thì không phải xin phép Ngân hàng Nhà nước.

    (Khoản 3 Điều 5 Thông tư 09/2015/TT-NHNN)

    Được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ mới được phép hoạt động dịch vụ đòi nợ.

    (Khoản 1 Điều 4 Nghị định 104/2007/NĐ-CP)

    - Mua bán nợ là một loại hình kinh doanh phát sinh trong quá trình tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động

    - Đòi nợ thuê là một loại hình kinh doanh gắn liền với việc thành lập doanh nghiệp

    Thẩm quyền Xử phạt vi phạm, Trách nhiệm quản lý

    - Ngân hàng Nhà nước

    - Vụ Tín dụng các ngành kinh tế

    - Vụ Tài chính - Kế toán

    - Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng

    (Điều 24 Thông tư 09/2015/TT-NHNN)

    - Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

    - Thanh tra, chánh thanh tra các cấp thuộc Bộ Tài chính

    (Điều 26 Nghị định 104/2007/NĐ-CP)

     

    Khác biệt về chủ thể quản lý:

    - Hoạt động kinh doanh nợ thuộc quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

    - Dịch vụ thu nợ thuộc quản lý của Bộ Tài chính.

    Được biết, Luật Đầu tư (sửa đổi) vừa được thông qua, có hiệu lực từ 1/1/2021 đã không còn cho phép loại hình kinh doanh “Dịch vụ thu nợ”, vì vậy sắp tới các Doanh nghiệp kinh doanh loại hình này sẽ buộc phải giải thể.

     
    2880 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/11/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận