1. Về việc chuyển nhượng như chị nêu: trường hợp này thì chị sẽ không thể làm thủ tục mua bán với bên B - bởi lẽ bên B chưa có quyền sử dụng với đất này. Nếu bên B muốn bán QSDĐ thì bên B phải làm thủ tục sang tên cho mình trước.
Còn trong trường hợp chị vẫn muốn ký HĐ với B thì hợp đồng này sẽ không thể công chứng được, tức là sẽ không được công nhận, không thể làm thủ tục sang tên.
Tất nhiên, 3 bên có thể thỏa thuận để chị ký HĐ với bên A và sau đó đăng ký sang tên theo HĐ này. Tuy nhiên, khi này thì chị cần lưu ý A và B hủy hợp đồng đã ký kết ban đầu đi (tránh việc tồn tại của 2 bản hợp đồng một lúc - có thể sẽ dẫn đến tranh chấp giữa các bên).
2. Về việc trùng tọa độ như chị nêu thì không rõ cụ thể là trùng như thế nào, nhưng đây sẽ là một trong những vấn đề có thể gây ra rắc rối, tranh chấp khi sử dụng đất (với nhà bên cạnh).
Nói cách khác, với diện tích đất đã có GCN như chị nêu thì việc đăng ký sang tên hầu như sẽ không có vấn đề gì (vì đã có GCN QSDĐ được cấp, hiện giờ việc mà nhà nước làm chỉ là ghi nhận việc chuyển nhượng giữa 2 bên). Tuy nhiên, bên hàng xóm và gia đình chị có thể sẽ tranh chấp nhau về quyền sử dụng của phần diện tích bị chồng lấn theo GCN của 2 nhà.
Do đó, trong trường hợp này, nếu muốn chắc chắn thì trước khi mua chị nên yêu cầu bên bán làm việc lại với hàng xóm để xác định cụ thể xem GCN nào bị sai, ai đang sử dụng nhầm phần đất của người khác, từ đó đưa ra hướng giải quyết. Tất nhiên, chị cũng có thể mua QSDĐ này trước rồi mới thương lượng với hàng xóm, nhưng như vậy thì chị sẽ khó ràng buộc trách nhiệm của bên bán.