Mua bán, chế tạo pháo nổ trái phép bị xử lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #608134 12/01/2024

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2153)
    Số điểm: 75129
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1599 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Mua bán, chế tạo pháo nổ trái phép bị xử lý thế nào?

    Trước thêm Tết Nguyên đán 2024, tình trạng sản xuất, buôn bán pháo nổ có những diễn biến rất phức tạp. Hành vi mua bán, chế tạo pháo hoa, pháo nổ trái phép bị xử lý thế nào?

    Theo truyền thông đưa tin, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến cháy nổ, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Nhiều vụ việc thương tâm đã xảy ra trên cả nước. Thực hiện cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm dịp Tết Nhâm Thìn 2024, Lực lượng công an cả nước đã tập trung đấu tranh kiên quyết với các hành vi vi phạm liên quan đến sản xuất, buôn bán pháo nổ. Tuy nhiên tình trạng mua bán, chế tạo pháo nổ vẫn diễn ra ở nhiều địa phương

    Từ ngày 15/12 đến nay, công an thành phố Hà Nội đã phát hiện, bắt giữ gần 20 vụ buôn bán, vận chuyển, tang trữ, sản xuất pháo trái phép, thu giữ hơn 1 tấn pháo nổ các loại. 

    Đây là hoạt động đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 trên địa bàn TP.

    Người dân có được sử dụng pháo hoa, pháo nổ dịp Tết không?

    Pháo hoa được phép sử dụng trong những dịp cá nhân là loại pháo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

    Còn loại pháo hoa nổ là loại pháo mà người dân không được phép tự ý sử dụng. Pháo hoa nổ được xếp vào nhóm pháo nổ và nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân tự ý sử dụng. Việc sử dụng pháo hoa nổ do cơ quan có thẩm quyền quyết định trong những trường hợp đặc biệt.

    Theo Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về việc sử dụng pháo hoa. Trong đó, quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

    Như vậy, loại pháo hoa nổ chỉ do các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sử dụng và phải xin phép Thủ tướng chính phủ, còn người dân chỉ được sử dụng trong dịp Lễ, Tết, cưới hỏi sinh nhật các loại pháo hoa thông thường đã nói ở trên. 

    Thế nên, người dân không phải lo lắng về vấn đề mà đầu bài đề cập việc đốt pháo gây ra tiếng ồn và bị phạt tiền, bởi người dân chỉ được sử dụng loại  pháo hoa không gây ra tiếng nổ.

    Tuy không bị xử phạt về việc gây ra tiếng ồn, thế nhưng người dân sử dụng pháo hoa không đúng theo luật định có thể bị phạt theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

    Xem bài viết liên quan: Không được dùng pháo nổ, người dân được dùng pháo hoa dịp Tết!

    Xử phạt hành vi sử dụng trái phép pháo nổ, pháo hoa nổ

    - Tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

    Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo.

    - Theo Khoản 3 và Điểm a Khoản 7 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm như sau:

    Phạt tiền từ 05-10 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    - Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

    - Vận chuyển hoặc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

    - Không thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ tại Việt Nam;

    - Tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ;

    - Vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi nguy hiểm bị cấm;

    - Bán tiền chất thuốc nổ cho tổ chức, doanh nghiệp khi tổ chức, doanh nghiệp đó chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ hoặc chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    - Làm mất vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được trang bị;

    - Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;

    - Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép;

    - Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định của pháp luật.

    Ngoài ra còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:

    Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 1; các điểm a, b, c, e và g khoản 2; các điểm a, c, d, đ, e, h, i và k khoản 3; các điểm a, b, c, d, đ, e, h và i khoản 4 và khoản 5 Điều 11;

    Truy cứu trách nhiệm hình sự

    Trong trường hợp sử dụng pháo hoa nổ với số lượng lớn và đủ căn cứ cấu thành tội phạm thì có thể chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 305 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi Khoản 107 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, cụ thể như sau:

    Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Khung phạt cao nhất có thể phạt tù đến 20 năm hoặc chung thân

    Bên cạnh đó, nếu pháo nổ to, ồn ào và ảnh hưởng đến trật tự công cộng thì có thể sẽ bị xử lý theo Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể như sau:

    Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 05-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Khung phạt cao nhất có thể bị phạt tù đến 07 năm.

    Như vậy, theo các quy định nêu trên, hành vi sử dụng pháo hoa nổ trái phép hoàn toàn có thể sẽ bị xử phạt hành chính với số tiền lên đến 10 triệu đồng.

    Ngoài ra, hành vi đó có thể phạm vào tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ và có thể bị phạt tù lên đến 20 năm hoặc tù chung thân.

    Mặt khác, hành vi đốt pháo hoa nổ trái phép gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội có thể bị phạt tiền từ 05-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ, hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm theo pháp luật hình sự.

     
    317 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (01/03/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận