Một số trường hợp chống chỉ định tiêm chủng đối với trẻ em ngoài bệnh viện từ 27/3/2023

Chủ đề   RSS   
  • #601248 31/03/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2141)
    Số điểm: 74916
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1598 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Một số trường hợp chống chỉ định tiêm chủng đối với trẻ em ngoài bệnh viện từ 27/3/2023

    Ngày 27/3/2023, Bộ Y tế ban hành Quyết định 1575/QĐ-BYT về việc ban hành hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em.

    Theo đó, tại Quyết định 1575/QĐ-BYT quy định về việc khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em từ 1 tháng tuổi trở lên đối với cơ sở ngoài bệnh viện, cụ thể như sau:

    (1) Các trường hợp chống chỉ định tiêm chủng đối với trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên:

    - Có tiền sử phản vệ độ III trở lên sau tiêm chủng vắc xin lần trước (có cùng thành phần).

    - Trường hợp có tiền sử lồng ruột: Chống chỉ định với vắc xin Rota.

    - Trường hợp mắc suy giảm miễn dịch bẩm sinh: Chống chỉ định với vắc xin OPV.

    - Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.

    (2) Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng đối với trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên:

    -Có tiền sử phản ứng phản vệ độ II sau tiêm chủng vắc xin lần trước (có cùng thành phần): chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.

    - Có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, suy giảm ý thức...). Tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ ổn định.

    - Mắc các bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng. Tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ ổn định.

    - Sốt ≥ 38°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5°C (đo nhiệt độ tại nách). Tiêm chủng khi thân nhiệt của trẻ ổn định.

    - Suy giảm miễn dịch: Trẻ nghi ngờ mắc hoặc mắc suy giảm miễn dịch bẩm sinh chưa xác định được mức độ hoặc mắc suy giảm miễn dịch thể nặng: tạm hoãn tiêm chủng các vắc xin sống giảm độc lực và chuyển khám sàng lọc tại bệnh viện. Tiêm chủng khi trẻ được chẩn đoán suy giảm miễn dịch không thuộc thể nặng, ngoại trừ vắc xin bại liệt uống (OPV) (Phụ lục VII).

    - Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng (trừ kháng huyết thanh viêm gan B): tạm hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực. Tiêm chủng cho trẻ khi đủ 3 tháng tính từ ngày cuối cùng sử dụng sản phẩm.

    - Trẻ đang điều trị hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid toàn thân (uống/ tiêm) với liều cao (tương đương prednison ≥ 2 mg/kg/ngày), hóa trị (thuốc alkyl hóa, chất chống chuyển hóa, chất ức chế TNF-α, chất ức chế IL-1 hoặc các kháng thể đơn dòng khác nhằm vào tế bào miễn dịch...), xạ trị trong vòng 14 ngày: tạm hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực. Tiêm chủng cho trẻ sau khi kết thúc điều trị corticoid, hóa trị và xạ trị 14 ngày.

    - Trẻ có cân nặng dưới 2000g: chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện. Khi cân nặng trẻ từ 2000g trở lên thực hiện khám sàng lọc và tiêm chủng tại các cơ sở tiêm chủng ngoài bệnh viện.

    - Có tiền sử phản ứng tăng dần sau các lần tiêm chủng trước của cùng loại vắc xin (ví dụ: lần đầu không sưng tấy, lần sau viêm sưng tấy lan tỏa tại vị trí tiêm...): chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.

    - Mắc các bệnh bẩm sinh hoặc bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu, ung thư chưa ổn định: chuyển khám sàng lọc tại bệnh viện. Tiêm chủng khi tình trạng bệnh của trẻ ổn định.

    - Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.

    Xem thêm quy định về việc khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tháng tuổi tại Quyết định 1575/QĐ-BYT.

    Xem chi tiết tại Quyết định 1575/QĐ-BYT có hiệu lực kể từ ngày 27/3/2023 và thay thế Quyết định 2479/QĐ-BYT.

     
    307 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (05/04/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #601433   31/03/2023

    Một số trường hợp chống chỉ định tiêm chủng đối với trẻ em ngoài bệnh viện từ 27/3/2023

    Cảm ơn thông tin bài viết của bạn. Ngoài việc làm giảm tỷ lệ tử vong, việc phòng bệnh bằng vắcxin giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển thể chất và trí não tốt, vắcxin còn giảm mắc các bệnh khác, giảm số ngày ốm và nhập viện, giảm chi phí chăm sóc y tế, giảm tình trạng tàn phế hay mất khả năng lao động do bệnh tật gây nên. Đặc biệt phòng bệnh bằng vắcxin còn có những tác động lâu dài cho cá nhân và cộng đồng, như tăng khả năng và năng suất lao động do không bị ốm đau, đặc biệt giảm thời gian và công sức của phụ nữ do không phải chăm sóc trẻ bị bệnh cũng như làm giảm số trẻ sinh ra do không phải lo bị ốm, góp phần nâng cao sức khỏe của phụ nữ. 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #601440   31/03/2023

    thanhdat.nguyen1404
    thanhdat.nguyen1404
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:07/06/2022
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 3794
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 67 lần


    Một số trường hợp chống chỉ định tiêm chủng đối với trẻ em ngoài bệnh viện từ 27/3/2023

    Rất cảm ơn thông tin chia sẻ từ bạn. Phiền bạn cho mình hỏi một vấn đề như sau: Cháu trai mình hiện mới sinh nhưng bị viêm đường hô hấp thì có được tạm hoãn tiêm chủng hay không? Trong trường hợp tạm hoãn nhưng gia đình vẫn muốn tiêm thì có ảnh hưởng gì không? Xin cảm ơn!

     
    Báo quản trị |