Một số lưu ý về ngày nghỉ phép hằng năm của người lao động

Chủ đề   RSS   
  • #493425 02/06/2018

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Một số lưu ý về ngày nghỉ phép hằng năm của người lao động

    Số ngày nghỉ phép hằng năm

    ***TH1: Làm việc DƯỚI 12 tháng

    Theo quy định tại Điều 114 Bộ luật lao động 2012: “Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc”.

    Theo đó, số ngày nghỉ phép hàng năm của người lao động được tính căn cứ trên thời gian thực tế người lao động đó làm việc: nếu làm việc 1 tháng thì có 1 ngày nghỉ phép hàng năm, làm việc 2 tháng thì có 2 ngày nghỉ phép hàng năm…

    ***TH2: Làm việc ĐỦ 12 tháng trở lên

    Theo quy định tại Điều 111 Bộ luật lao động 2012, khi người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một công ty thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động với số ngày tối đa như sau:

    Số ngày nghỉ phép hằng năm

    Trường hợp áp dụng

    12 ngày làm việc

    Đối với người làm việc trong điều kiện bình thường.

    14 ngày làm việc

    -Đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt;

    -Hoặc lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật.

    16 ngày làm việc

    Đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt.

    Ngày nghỉ phép hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc: Cứ 05 năm làm việc thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm 01 ngày.

    Như vậy, tùy từng môi trường và điều kiện làm việc của người lao động hoặc lao động là người chưa thành niên hoặc người khuyết tật hay không thì số ngày nghỉ phép hằng năm sẽ có sự khác biệt giữa: 12, 14, hoặc 16 ngày. Nhìn chung về đại thể, làm việc với môi trường càng nặng nhọc, nguy hiểm và tình trạng thể chất khiếm khuyết thì hiển nhiên người lao động sẽ có số ngày nghỉ hằng năm dài hơn so với môi trường làm việc, người lao động bình thường. Còn đối với số ngày nghỉ tăng thêm theo thâm niên lại không có sự phân chia thành từng trường hợp đối với những môi trường làm việc khác nhau hay tình trạng độ tuổi, khiếm khuyết của người lao động mà chỉ quy định một mức duy nhất: cứ 05 năm làm việc thì tăng thêm 01 ngày nghỉ.

    Tuy nhiên, trong vấn đề này tồn tại một thắc mắc mà hẳn không ít người đặt ra câu hỏi đó là: pháp luật đơn giản chỉ quy định người lao độngcó đủ 12 tháng làm việc” thì sẽ được hưởng chế độ nghỉ phép hằng năm từ đó dẫn đến có nhiều luồng quan điểm đặt ra:

    +Quan điểm thứ nhất: Người lao động chỉ được hưởng chế độ nghỉ phép hằng năm khi thỏa mãn điều kiện vừa làm liên tục 12 tháng và vừa không nghỉ ngày công nào trong 12 tháng đó (trừ những ngày nghỉ như: nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, nghỉ Tết,…).

    +Quan điểm thứ hai: Chỉ cần thỏa mãn điều kiện người lao động làm việc liên tục 12 tháng thì sẽ được hưởng chế độ nghỉ phép hằng năm.

    +Quan điểm thứ ba: Người lao động chỉ cần làm việc 12 tháng trở nên, không cần phải là 12 tháng liên tục (có thể làm việc và hoãn làm một thời gian nhưng sau đó quay lại tiếp tục làm việc) và tính tổng thời gian làm việc cho công ty là từ 12 tháng trở lên là sẽ được hưởng chế độ nghỉ phép hằng năm.

    Có thể thấy, do pháp luật chưa có sự quy định rõ ràng nên sẽ tùy thuộc vào quy định vụ thể của từng công ty và thường sẽ được nêu rõ tại nội quy lao động của công ty. Và người lao động sẽ căn cứ theo đó để biết được điều kiện cụ thể mình sẽ được quyền hưởng chế độ nghỉ phép hằng năm.

    Lưu ý: Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm. (Khoản 4 Điều 111 Bộ luật lao động 2012).

     

    Thời gian thử việc có được nghỉ phép hằng năm không?

    Trường hợp người lao động thử việc thì ngày nghỉ hằng năm cũng được áp dụng tương tự người lao động có dưới 12 tháng làm việc theo quy định tại Điều 114 Bộ luật lao động 2012 vì thời gian làm việc theo hợp đồng thử việc cũng đồng thời chính là thời gian mà người lao động đó thực tế làm việc cho doanh nghiệp. Theo đó, số ngày nghỉ phép hàng năm của người lao động thử việc được tính căn cứ trên thời gian thực tế người lao động đó làm việc: nếu làm việc 1 tháng thì có 1 ngày nghỉ phép hàng năm, làm việc 2 tháng thì có 2 ngày nghỉ phép hàng năm…

    Mặt khác, tại Điều 6 Nghị định 45/2013/NĐ-CP về thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm quy định: “Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động”. Căn cứ theo quy định này, chúng ta có thể hiểu:

    +Trường hợp 1: Nếu trường hợp người lao động thử việc nhưng KHÔNG ĐẠT thì: thời gian thử việc đó của người lao động sẽ không được tính là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hàng năm.

    +Trường hợp 2: Nếu trường hợp người lao động thử việc ĐẠT và tiếp tục làm việc theo hợp đồng chính thức thì: thời gian thử việc trước đó của người lao động sẽ được tính vào thời gian làm việc để tính phép năm.

    Tiền lương nghỉ phép hàng năm tính như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì tiền lương nghỉ phép hằng năm được tính căn cứ dựa trên tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề. Cụ thể, ta lấy tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của người sử dụng lao động, nhân với số ngày người lao động nghỉ hằng năm, nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc

    Mặt khác, nghỉ phép hàng năm được xem là quyền lợi của người lao động. Chính vì vậy, nếu họ vì lý do nào đó như: do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ. Đối với trường hợp này căn cứ để tính tiền lương người lao động được nhận chia thành 02 trường hợp sau:

    -Trường hợp 1: Đối với người lao động đã làm việc từ đủ 06 tháng trở lên:

    + Đối với người lao động chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm do thôi việc, bị mất việc làm: là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm.

    + Đối với người lao động chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm vì các lý do khác: là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người sử dụng lao động tính trả bằng tiền những ngày chưa nghỉ hằng năm;

    - Trường hợp 2: Đối với người lao động có thời gian làm việc dưới 06 tháng: là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của toàn bộ thời gian làm việc.

    Căn cứ pháp lý:

    - Bộ luật lao động 2012;

    - Nghị định 05/2015/NĐ-CP;

    - Nghị định 45/2013/NĐ-CP.

    Cập nhật bởi lanbkd ngày 02/06/2018 02:39:24 CH Cập nhật bởi lanbkd ngày 02/06/2018 02:38:27 CH
     
    2278 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận