Một số điều cần biết về “Phiếu lý lịch tư pháp”

Chủ đề   RSS   
  • #495128 26/06/2018

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 488 lần


    Một số điều cần biết về “Phiếu lý lịch tư pháp”

    Nhiều người vẫn còn cảm thấy xa lạ, khá mơ hồ  khái niệm về "Phiếu lý lịch tư pháp". Vậy, loại giấy tờ này là gì? Đề cập, ghi nhận về nội dung gì? Bài viết dưới đây mình sẽ đề cập đến một số thông tin bạn cần biết liên quan đến "Phiếu lý lịch tư pháp" để mọi người có thể hiểu rõ hơn.

    Phiếu lý lịch tư pháp là gì?

    Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. (khoản 1 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009)

    Phiếu lý lịch tư pháp là một loại tài liệu (phiếu) do Sở Tư pháp (hoặc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia) cấp, trên đó cung cấp các thông tin chứng minh:

     + Một người có hay không có án tích, bản án, các quyết định xử phạt của Tòa án.

     + Có đang bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm các chức vụ hoặc thành lập, quản lý công ty, doanh nghiệp trong trường hợp công ty, doanh nghiệp bị Tòa án tuyên bố phá sản.

    Phiếu lý lịch tư pháp có mấy loại?

    Phiếu lý lịch tư pháp gồm có 2 loại:

    - Phiếu lý lịch tư pháp số 1: là phiếu cấp cho cá nhân (hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan).

    Tức Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp:

     + Theo yêu cầu của công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam

     + Hoặc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

    - Phiếu lý lịch tư pháp số 2: là loại phiếu cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng (gồm Công an, Viện kiểm sát và Tòa án) hoặc cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó nắm được nội dung về lý lịch tư pháp của bản thân mình.

    Tức Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.

    Phiếu lý lịch tư pháp làm ở đâu?

    Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia sẽ cấp đối với:

    + Công dân Việt Nam không xác định được nơi cư trú hoặc nơi tạm trú.

    + Công dân nước ngoài đã sinh sống tại Việt Nam.

    Sở Tư pháp nơi thường trú sẽ cấp đối với:

    + Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước.

    + Công dân Việt Nam đang định cư ở nước ngoài.

    + Công dân nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam.

    Tuy nhiên trong Dự thảo Luật Lý lịch tư pháp sửa đổi, bổ sung 2017 thì không còn phân chia đối tượng cấp như thế nữa mà thay vào đó cả 02 cơ quan là Sở Tư pháp và Cơ qian quản lý lý lịch tư pháp trên đều có quyền cấp theo yêu cầu, cụ thể:

    1. Cơ quan quản lý lý lịch tư pháp và Sở Tư pháp là cơ quan thực hiện cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khi có yêu cầu.

    2. Thủ trưởng Cơ quan quản lý lý lịch tư phápGiám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp.

    3. Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp có án tích và thông tin về việc đương nhiên xóa án tích chưa được cập nhật vào Lý lịch tư pháp của người đó theo quy định tại khoản 3 Điều 32a của Luật này, Cơ quan quản lý lý lịch tư pháp, Sở Tư pháp nơi tiếp nhận yêu cầu cấp Phiếu đề nghị Viện kiểm sát ra quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố, quyết định khởi tố, Tòa án, Cơ quan điều tra có liên quan cung cấp thông tin về việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với người đó.

    Hiện nay, cơ quan Nhà nước đã triển khai thực hiện lý lịch tư pháp trực tuyến. Không còn phải xếp hàng chờ đợi, chúng ta có thể nhận kết quả lý lịch tư pháp ngay khi ngồi tại nhà.

    Làm Phiếu lý lịch tư pháp cần giấy tờ gì?

    Cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (gồm lý lịch tư pháp số 1 hoặc số 2) đều phải cung cấp tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (theo mẫu) kèm theo các loại giấy tờ sau:

    + Bản sao CMND hoặc hộ chiếu

    + Bản sao sổ hộ khẩu, giấy thường trú hoặc xác nhận tạm trú.

    + Bản sao thẻ tạm trú (đối với người nước ngoài).

    Phiếu lý lịch tư pháp làm trong bao lâu?

    Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ.

    Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật này, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này thì thời hạn không quá 15 ngày.

    Phiếu lý lịch tư pháp có thời hạn bao lâu?

    Thời hạn Phiếu lý lịch tư pháp của Việt Nam cho đến nay vẫn chưa được quy định rõ ràng, thống nhất mà vẫn phải phụ thuộc vào quy định trong các văn bản của từng lĩnh vực pháp luật liên quan và phụ thuộc vào quyết định của cơ quan, tổ chức có nhu cầu xác minh về tình trạng lý lịch tư pháp của cá nhân đó.

    Ví dụ:

    Hồ sơ xin nhập, thôi và trở lại quốc tịch Việt Nam phải có phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 90 ngày. (Điều 20, 24 và 28 Luật Quốc tịch năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014)

    + Hồ sơ xin nhận con nuôi trong nước phải có Phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã, Phiếu lý lịch tư pháp của người nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi. Phiếu lý lịch tư pháp của người đứng đầu tổ chức con nuôi nước ngoài có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi. (Điều 5 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi)

    + Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên phải có Phiếu Lý lịch tư pháp, Khoản 8 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Luật sư 2012 quy định trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư phải có Phiếu Lý lịch tư pháp, tuy nhiên cả hai văn bản Luật nêu trên cũng không có quy định về thời hạn sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp. Ngoài ra, trong tuyển dụng công chức hiện nay, nhiều cơ quan chỉ quy định thành phần hồ sơ phải có Phiếu Lý lịch tư pháp mà cũng không nêu rõ là Phiếu Lý lịch tư pháp được cấp từ thời điểm nào.(Khoản 2 Điều 12 Luật Công chứng 2014)

    + Bên cạnh đó, một số cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài ở Việt Nam cũng quy định về thời hạn sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp khi giải quyết yêu cầu xin cấp thị thực, chẳng hạn như Lãnh sự quán Hợp chủng quốc Hoa Kỳ quy định các đương đơn xin thị thực nhập cảnh từ 16 tuổi trở lên cần phải nộp Phiếu ý lịch tư pháp có giá trị được cấp trong vòng một năm (đăng trên Website Tổng lãnh sự Mỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh).

    Như vậy, thời hạn sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp ở Việt Nam hiện nay không được quy định rõ ràng, thống nhất mà phụ thuộc vào quy định trong các văn bản của từng lĩnh vực pháp luật khác nhau và phụ thuộc vào ý chí của cơ quan, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu về tình trạng án tích của đương sự. Do đó, cần quy định thống nhất về thời hạn sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp, việc xác định thời hạn sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp một cách khách quan, khoa học, phù hợp rất cần thiết, tránh những bất cập cũng như để áp dụng pháp luật thống nhất.

    Cập nhật bởi lanbkd ngày 26/06/2018 11:09:31 CH Cập nhật bởi lanbkd ngày 26/06/2018 11:08:39 CH
     
    10866 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    snson1996 (21/01/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận