Một số điều cần biết về hiệu lệnh của người điều khiển giao thông

Chủ đề   RSS   
  • #438386 12/10/2016

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Một số điều cần biết về hiệu lệnh của người điều khiển giao thông

    Theo quy định, nếu đồng thời có đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường và hiệu lệnh của người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải ưu tiên chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trước các hệ thống báo hiệu khác, căn cứ theo Quy chuẩn 41:2012/BGTVT và từ ngày 01/11/2016 là Quy chuẩn 41:2016/BGTVT

    Trong trường hợp không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, bạn sẽ bị phạt từ 1.2 – 2 triệu đồng nếu đi xe ô tô, 300.000 – 400.000 đồng nếu đi xe gắn máy, 400.000 – 600.000 đồng nếu đi xe máy kéo, xe máy chuyên dùng, 80.000 – 100.000 đồng nếu đi xe đạp và 50.000 – 60.000 đồng nếu đi bộ (quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP)

    Như vậy, khi tham gia giao thông, ngoài việc buộc phải hiểu các ý nghĩa của đèn giao thông, biển báo giao thông, vạch kẻ đường thì bạn còn phải hiểu các hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Bài viết sau đây sẽ chú giải ý nghĩa hiệu lệnh của người điều khiển giao thông cho các bạn:

    Tiếng còi

    1. Một tiếng còi dài, mạnh là ra lệnh dừng lại.

    2. Một tiếng còi ngắn, nhanh là cho phép đi.

    3. Một tiếng còi dài và một tiếng còi ngắn cho phép rẽ trái qua mặt.

    4. Hai tiếng còi ngắn, mạnh là báo hiệu đi chậm lại.

    5. Ba tiếng còi ngắn, nhanh là báo hiệu đi nhanh lên.

    6. Thổi liên tiếp tiếng một, nhiều lần, mạnh là báo hiệu phương tiện dừng lại để kiểm soát hoặc báo hiệu phương tiện vi phạm.

    Động tác chỉ huy, điều khiển giao thông

    1. Động tác báo hiệu cấm đường

    a) Đứng nghiêm;

    b) Thổi một tiếng còi dài, mạnh; đồng thời, tay phải cầm gậy quay từ từ về phía trước theo chiều kim đồng hồ và giơ tay thẳng lên, lòng bàn tay hướng vào trước đỉnh đầu, gậy thẳng đứng, tay trái buông thẳng theo đường chỉ quần, động tác này có hiệu lực cấm đi đối với tất cả người và phương tiện tham gia giao thông ở tất cả các chiều đường;

    Trường hợp người và phương tiện tham gia giao thông còn đang đi ở trong phạm vi nút giao thông thì cho phép nhanh chóng đi khỏi nút giao thông. Ở nút giao thông có quy định vị trí dừng cho người và phương tiện thì phải dừng lại đúng vị trí quy định.

    Điều khiển giao thông

    Điều khiển giao thông

     

    2. Động tác báo hiệu mở đường

    Sau hiệu lệnh cấm đường (khi người và phương tiện tham gia giao thông trong phạm vi nút giao thông đã đi qua hết, trừ nút có quy định vị trí dừng cho người và các phương tiện phải dừng), phải tiến hành hiệu lệnh mở đường, thời gian tuỳ theo lưu lượng và tình hình giao thông ở các chiều đường. Động tác mở đường là hiệu lệnh cho người và phương tiện tham gia giao thông ở bên phải và bên trái của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông được đi, người và phương tiện tham gia giao thông từ phía trước và sau của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông phải dừng lại. Trình tự động tác báo hiệu như sau:

    a) Tư thế cấm đường;

    b) Thổi một tiếng còi ngắn, nhanh; đồng thời, tay trái từ từ dâng lên, tay phải cầm gậy quay từ từ về phía trước mặt ngược chiều kim đồng hồ cho đến khi hai tay giang ngang bằng vai, tay phải cầm gậy tạo thành một đường thẳng song song với mặt đất, lòng bàn tay úp xuống. Khi thực hiện xong động tác mở đường Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông có thể bỏ một tay xuống.

    Điều khiển giao thông

    Điều khiển giao thông

    Điều khiển giao thông

    3. Động tác báo hiệu cho bên phải đi nhanh hơn

    Từ tư thế mở đường, gập cánh tay phải cầm gậy từ khuỷu tay đến bàn tay từ từ về phía trước ngực, cánh tay phải và gậy thẳng, sau đó duỗi ra như động tác mở đường, tay gập đi gập lại ít nhất 3 lần, mỗi lần kết hợp với 3 tiếng còi ngắn, nhanh, mắt hướng về bên phải.

    Điều khiển giao thông

    4. Động tác báo hiệu cho bên trái đi nhanh hơn

    Từ tư thế mở đường, gập cánh tay trái từ khuỷu tay đến bàn tay từ từ về phía sau gáy, tay hơi chếch lên, lòng bàn tay hướng vào gáy, sau đó lại duỗi ra như động tác mở đường, tay gập đi gập lại ít nhất 3 lần, mỗi lần kết hợp với 3 tiếng còi ngắn, nhanh, mắt hướng về bên trái.

    Điều khiển giao thông

    5. Động tác báo hiệu cho bên phải đi chậm lại

    Từ tư thế mở đường, tay phải cầm gậy kéo về ngang thắt lưng, gậy buông thẳng theo đường chỉ quần, lòng bàn tay phải úp xuống, đưa lên đưa xuống ít nhất 3 lần, mỗi lần kết hợp với 2 tiếng còi ngắn, mạnh, mắt hướng về bên phải.

    Điều khiển giao thông

    Điều khiển giao thông

    6. Động tác báo hiệu cho bên trái đi chậm lại

    Từ tư thế mở đường, tay trái kéo về ngang thắt lưng, lòng bàn tay úp xuống, đưa lên đưa xuống ít nhất 3 lần, mỗi lần kết hợp với 2 tiếng còi ngắn, mạnh, mắt hướng về phía bên trái.

    Điều khiển giao thông

    Điều khiển giao thông

    7. Động tác báo hiệu cho bên phải dừng lại

    Từ tư thế mở đường, tay phải cầm gậy, cổ tay quay từ từ theo hướng thẳng đứng và vuông góc với cánh tay, kết hợp một tiếng còi dài, mạnh, báo hiệu cho phương tiện bên phải dừng lại, mắt hướng về bên phải.

    Điều khiển giao thông

    8. Động tác báo hiệu cho bên trái dừng lại

    Từ tư thế mở đường, lòng bàn tay trái hướng về phía bên trái, kết hợp một tiếng còi dài, mạnh, báo hiệu cho phương tiện bên trái dừng lại, mắt hướng về phía bên trái.

    Điều khiển giao thông

    9. Động tác báo hiệu cho phương tiện rẽ trái qua mặt

    a) Từ tư thế mở đường, đưa tay phải cầm gậy quay từ từ về phía trước giơ thẳng ngang vai, lòng bàn tay úp xuống. Tay trái đưa từ từ về phía trước mặt, tay thẳng, lòng bàn tay trái ở tư thế úp từ từ lật nghiêng đến thẳng đứng, mắt hướng về phía bên trái, nơi có phương tiện được phép rẽ trái qua mặt, kết hợp một tiếng còi dài và một tiếng còi ngắn;

    b) Với tư thế này, các loại phương tiện, người đi bộ từ phía bên phải và phía sau Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông đều phải dừng lại; phía trước, các loại phương tiện được phép rẽ phải; phía bên trái Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông các loại phương tiện được phép đi tất cả các hướng.

    Điều khiển giao thông

    Điều khiển giao thông

    Điều khiển giao thông

    Bạn có thể xem thêm tại Quy chuẩn 41:2012/BGTVT, 41:2016/BGTVT và Dự thảo Thông tư quy định về chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông tại file đính kèm.

    Cập nhật bởi trang_u ngày 12/10/2016 04:07:40 CH
     
    13888 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận