Một số câu hỏi về thừa kế

Chủ đề   RSS   
  • #550163 28/06/2020

    canhoivedat1991

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/06/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Một số câu hỏi về thừa kế

    Gia đình em gồm bố mẹ em và 2 con đang ở mảnh đất có sổ đỏ đứng tên 2 vợ chồng. Năm 2005 bố em mất không để lại di chúc, sau đó 2 năm ông nội e cũng mất, chỉ còn bà nội. Dưới bố em có tất cả là 5 người em nữa. Vậy mong luật sư cho em hỏi:

    1. Theo quy định của pháp luật thì phần tài sản của bố em mất không có di chúc sẽ được chia cho những ai ạ?

    2. Nếu sau này cả ông và bà nội em mất thì các cô chú có được quyền tranh chấp phần thừa kế của ông bà nội em không?

    Em xin cảm ơn luật sư và mong sớm được nghe ý kiến ạ.

     
    6301 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn canhoivedat1991 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/06/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #550500   29/06/2020

    Câu 1:

    Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Theo đó, chỉ khi không có di chúc, di chúc không hợp pháp… thì sẽ áp dụng thừa kế theo pháp luật. Trường hợp người chết không để lại di chúc để định đoạt di sản của mình thì những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ được hưởng một phần bằng nhau. Căn cứ vào Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định người thừa kế theo pháp luật như sau:

    “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    (...)

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

    Như vậy, phần tài sản của bố bạn không để lại di chúc thì sẽ căn cứ vào Điều 651 Bộ luật dân sự 2015, phần di sản thừa kế được chia đều thành 5 phần bằng nhau cho ông nội, bà nội, vợ, 2 con của người để lại di sản thừa kế.

    Câu 2: 

    Trường hợp sau khi chia di sản thừa kế cho ông bà nội, thì phần tai sản được chia thuộc quyền sở hữu của ông nội, bà nội. Nếu ông bà nội mất thì phần di sản của ông nội, bà nội là chia theo hàng thừa kế thứ nhất như quy định của pháp luật. Như vậy thì sau khi ông nội và bà nội mất thì các cô chú có quyền tranh chấp phần thừa kế của ông bà nội để lại. Việc chia thừa kế sẽ được thực hiện theo đúng quy định pháp luật, tuy nhiên để tránh mâu thuẫn không đáng xảy ra giữa các thành viên trog gia đình thì gia đình nên họp và đưa ra phương án đảm bảo quyền lợi ích của các bên và tránh ảnh hưởng đến hòa khí người thân trong gia đình.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Hongngoc53 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/06/2020) canhoivedat1991 (29/06/2020)
  • #550335   29/06/2020

    Kiện để được chia thừa kế

    Chào các luật sư, tôi muốn hỏi một số vấn đề như sau mong mọi người giải đáp:

    Bố tôi và mẹ tôi có một số bất động sản có giá trị khoảng 100 tỷ theo giá thị trường, nay bố tôi đã mất và không để lại di chúc

    Nay mẹ tôi giao hết tài sản cho chị tôi quản lý và cho thuê nhưng lại không chia cho tôi đồng nào, bây giờ tôi muốn khởi kiện mẹ tôi để lấy phần thừa kế, vậy xin hỏi án phí tôi phải nộp là bao nhiêu? và nộp trước hay nộp sau khi kết thúc phiên tòa?

    Câu hỏi số 2: trong số bất động sản của gia đình hiện đang có một lô đất đang vướng quy hoạch dự án, nếu khởi kiện thì tòa sẽ phân chia như thế nào?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenan54321 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/06/2020)
  • #550440   29/06/2020

    Nếu bạn là nguyên đơn trong vụ án yêu cầu chia di sản thừa kế thì sẽ phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm theo mức quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14:

    “2. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch bằng mức án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch”.

    Mức án phí ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/NQ – UBTVQH14:

     

     

    Stt

    Tên án phí

    Mức thu

    I

    Án phí hình sự

     

    1

    Án phí hình sự sơ thẩm

    200.000 đồng

    2

    Án phí hình sự phúc thẩm

    200.000 đồng

    II

    Án phí dân sự

     

    1

    Án phí dân sự sơ thẩm

     

    1.1

    Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch

       

    300.000 đồng

    1.2

    Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại không có giá ngạch

    3.000.000 đồng

    1.3

    Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch

     

    a

    Từ 6.000.000 đồng trở xuống

    300.000 đồng

    b

    Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

    5% giá trị tài sản có tranh chấp

    c

    Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng

    20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

    d

    Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

    36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng

    đ

    Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng

    72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng

    e

    Từ trên 4.000.000.000 đồng

    112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.


     

    Như vậy, tính án phí theo công thức 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng. Thì sẽ biết được án phí cụ thể. Nộp trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm

    Căn cứ Khoản 2 Điều 49 Luật đất đai 2013 quy định:

    “Điều 49. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

    ...

    2. Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

    Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.”

    Như vậy, trong trường hợp này, thửa đất thuộc quyền sử dụng của người thân bạn mặc dù đã nằm trong quy hoạch sử dụng đất nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của, chưa có Thông báo thu hồi đất, Quyết định thu hồi đất nên có thể kê khai thủ tục thừa kế theo quy định của pháp luật hiện hành.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #550504   29/06/2020

    hosyhieu20
    hosyhieu20
    Top 500


    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2020
    Tổng số bài viết (210)
    Số điểm: 1710
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 11 lần


    Trong trường hợp không có di chúc thì sẽ chia theo pháp luật. Bố của bạn đã mất thì bạn có thể yêu cầu chia di sản hoặc yêu cầu toàn án chia tài sản. Phí nếu nhờ tào án sẽ được đóng trước nhé. Di sản sẽ chia đều cho cha, mẹ, vợ, con cái của người để lại di sản.

     
    Báo quản trị |