Câu 1:
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Theo đó, chỉ khi không có di chúc, di chúc không hợp pháp… thì sẽ áp dụng thừa kế theo pháp luật. Trường hợp người chết không để lại di chúc để định đoạt di sản của mình thì những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ được hưởng một phần bằng nhau. Căn cứ vào Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định người thừa kế theo pháp luật như sau:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
(...)
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Như vậy, phần tài sản của bố bạn không để lại di chúc thì sẽ căn cứ vào Điều 651 Bộ luật dân sự 2015, phần di sản thừa kế được chia đều thành 5 phần bằng nhau cho ông nội, bà nội, vợ, 2 con của người để lại di sản thừa kế.
Câu 2:
Trường hợp sau khi chia di sản thừa kế cho ông bà nội, thì phần tai sản được chia thuộc quyền sở hữu của ông nội, bà nội. Nếu ông bà nội mất thì phần di sản của ông nội, bà nội là chia theo hàng thừa kế thứ nhất như quy định của pháp luật. Như vậy thì sau khi ông nội và bà nội mất thì các cô chú có quyền tranh chấp phần thừa kế của ông bà nội để lại. Việc chia thừa kế sẽ được thực hiện theo đúng quy định pháp luật, tuy nhiên để tránh mâu thuẫn không đáng xảy ra giữa các thành viên trog gia đình thì gia đình nên họp và đưa ra phương án đảm bảo quyền lợi ích của các bên và tránh ảnh hưởng đến hòa khí người thân trong gia đình.