Mong các cao nhân chỉ giáo bài tập Luật hình sự với ạ

Chủ đề   RSS   
  • #569854 31/03/2021

    dinhdongkts

    Sơ sinh

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:31/03/2021
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Mong các cao nhân chỉ giáo bài tập Luật hình sự với ạ

    Do mâu thuẫn với anh D, A (17 tuổi), B (15 tuổi) bàn bạc và cùng nhau dùng dao găm , gậy gỗ gây thương tích cho D với tỷ lệ tổn thương cơ thể 40%. Sau khi gây thương tích cho D, A và B còn đập phá là thiệt hại tài sản của D trị giá 220 triệu đồng. Tòa kết án A về hai tội theo khoản 2 Điều 134 và khoản 3 Điều 178 BLHS.

    Câu hỏi:

    1.     Tội cố ý gây thương tích mà A thực hiện (khoản 2 Điều 134 BLHS) thuộc loại tội nào theo phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS?

    2.     B có bị coi là đồng phạm với A về tội cố ý gây thương tích trong trường hợp nêu trên không? Tại sao?

    3.     Phân tích các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm mà A và B thực hiện.

    4.     Hình phạt cao nhất tòa án có thể áp dụng đối với A về hai tội trong trường  hợp nêu trên là bao nhiêu năm tù?

    5.     Nếu bị kết án về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, thì hình phạt cao nhất mà tòa án có thể áp dụng đối với B là bao nhiêu năm tù?

     
    2831 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dinhdongkts vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/04/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #586676   29/06/2022

    Mong các cao nhân chỉ giáo bài tập Luật hình sự với ạ

    Mình chia sẻ quan điểm cá nhân như sau để các bạn góp ý và tham khảo:

    1. Đối với tình huống nêu trên A, B bàn bạc, dùng dao găm, gậy gỗ gây thương tích cho D là 40%.

    Theo Điểm c khoản 3 Điều 134 Tội cố ý gây thương tích  hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

    Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc trong các trường hợp quy định tại các điểm từ a đến k khoản 1 điều này (tại điểm a khoản 1 Điều 134: dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người)

    Theo đó A phải bị truy tố theo khoản 3 điều 134 Bộ luật hình sự.

    * Theo Điều 9 Bộ luật hình sự. 

    1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:

    a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

    b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;

    c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;

    d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

    2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.

    Theo đó A thuộc trường hợp: Tội phạm rất nghiêm trọng

    2. B là đồng phạm với A về tội cố ý gây thương tích trong trường hợp nêu trên vì: trước khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật A và B đã bàn bạc với nhau. B đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm rất nghiêm trọng.

    * Theo quy định tại Điều 17. Đồng phạm

    1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

    2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

    3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

    Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

    Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

    Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

    Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

    4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.

    Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

    1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

    2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”

    Như vậy, đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên phạm tội thì phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm: tội cố ý cũng như tội vô ý; tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng trừ những tội phạm mà BLHS quy định chủ thể của tội phạm đó là người đủ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên, người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng chính sách hình sự giảm nhẹ theo những quy định của Chương XII BLHS năm. Đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được quy định tại một trong các điều luật đã được giới hạn tại khoản 2 Điều 12 BLHS 2015.

    3. Phân tích dấu hiệu khách quan của tội phạm do A và B thực hiện:

    - Đối với tội Cố ý gây thương tích:

    - Hành vi khách quan của tội phạm

    Hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, thể hiện nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội mong muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

    - Công cụ, phương tiện sử dụng

    người phạm tội sử dụng các phương tiện có tính nguy hiểm cao: dao găm, gậy.

    - Vị trí trên cơ thể mà người phạm tội gây ra thương tích , tổn hại sức khỏe.

    - Hậu quả của tội phạm

    Hậu quả của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác thể hiện ở tỷ lệ thương tật ( tỷ lệ 40 %).

    - Đối với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản:

    Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại Điều 178 bao gồm hai hành vi độc lập là hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Do đó, đối với mỗi hành vi phạm tội khác nhau thì sẽ có hành vi khách quan khác nhau, cụ thể:

    - Huỷ hoại tài sản là việc làm cho tài sản đó không còn giá trị sử dụng, không thể khôi phục lại được.

    - Làm hư hỏng tài sản là làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản nhưng giá trị sử dụng bị giảm đó vẫn có thể khôi phục được một phần hoặc thậm chí là toàn bộ.

    Sự khác biệt giữa hành vi huỷ hoại tài sản và hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản chủ yếu căn cứ vào hậu quả của hành vi gây ra đối với tài sản. Nếu tài sản bị hư hỏng hoàn toàn không có khả năng khôi phục thì coi là huỷ hoại, nếu tài sản không bị mất hẳn giá trị sử dụng và vẫn có khả năng khôi phục lại toàn bộ hoặc một phần thì coi là cố ý làm hư hỏng tài sản. Hành vi huỷ hoại hoặc làm hư hỏng tài sản có thể được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau tuỳ thuộc vào thủ đoạn mà người phạm tội thực hiện như: Đốt cháy, đập phá, dùng hoá chất hoặc lợi dụng thiên tai để huỷ hoại tài sản…(như ở tình huống này là đập phá tái sản)

    Hậu quả của hành vi huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là giá trị hoặc giá trị sử dụng của tài sản bị huỷ hoại hoặc hư hỏng. Ở đây Điều luật đã cụ thể hóa thiệt hại về tài sản (hậu quả) bằng chính giá trị tài sản bị thiệt hại để làm tình tiết định khung hình phạt. Giá trị hoặc giá trị sử dụng của tài sản, theo đó, là thiệt hại do hành vi huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng gây ra chứ không phải giá trị hoặc giá trị sử dụng ban đầu của tài sản khi chưa bị huỷ hoại hoại hoặc làm hư hỏng. (Tình huống này thiệt hại tài sản là 220 triệu)

    4. Hình phạt cao nhất đối với A (17 tuổi)

    - Theo khoản 3 điều 134, Bộ luật hình sự quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

    Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

    - Theo khoản 3 Điều 174 Bộ luật hình sự  Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

    - Tổng hợp hình phạt cao nhất đối với A: không quá 15 năm tù.

    Theo quy định tại Điều 101 Bộ luật hình sự.

    . Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;

    . Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.

    5. Tương tự như mục 4, hình phạt cao nhất đối với B (15 tuổi) là không quá 10 năm tù.

     
    Báo quản trị |