"Môi trường làm việc chuyên nghiệp" - Đừng đòi hỏi mà hãy tạo ra nó

Chủ đề   RSS   
  • #445955 06/02/2017

    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    "Môi trường làm việc chuyên nghiệp" - Đừng đòi hỏi mà hãy tạo ra nó

    Thời còn học đại học, hàng năm trường mình có tổ chức cuộc thi "Chinh phục nhà tuyển dụng". Nội dung cuộc thi mô phỏng các bước trong quá trình tuyển dụng nhân sự của một doanh nghiệp. Mọi thứ làm y như thật, giám khảo cũng là những giám đốc nhân sự ở các công ty lớn như PNJ, VNG, Prudeltial... Đến năm cuối thứ 3 đại học thì mình thử đăng ký tham gia cuộc thi và may mắn lọt vào vòng chung kết (phần thi phỏng vấn, hai vòng thi trước là trắc nghiệm IQ và viết CV).

    Vào chung kết năm ấy có 10 người. Mọi người lần lượt lên tham gia phần thi của mình, và mình chợt nhận ra... 9 đối thủ của mình và kể cả mình nữa, tất cả bị một thói quen sách vở và rập khuôn, khi đều "mặc định" một nguyện vọng giống nhau là muốn có một "môi trường làm việc chuyên nghiệp".

    Cho đến bây giờ mình mới dùng những từ như "mặc định", "rập khuôn", "sách vở" cho cái nguyện vọng về một "môi trường làm việc chuyên nghiệp" khi nhà tuyển dụng hỏi lúc đấy. Bởi vì sau hơn 1 năm sau cuộc thi ấy, mình đã tốt nghiệp và đi làm được một thời gian. Và đi làm rồi mình mới nhận ra rằng, những nguyện vọng mang hơi hướng đòi hỏi khi đó của mình và những bạn thi cùng năm đó, có sự ngây ngô và ảo tưởng.

    Ảo tưởng về bản thân, rằng phải có một môi trường làm việc giống như... trong phim kiểu như:

    - Công ty ở cao ốc hiện đại;

    - Văn phòng rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát;

    - Lương cao, thưởng nhiều;

    - Sếp hiền lành, không mắng chửi nhân viên;

    - Công ty là một chuỗi hoạt động trơn tru, mình chỉ việc ngồi vào đấy và làm việc;

    ....

    Và đúng như vậy thật, vừa rồi mình cũng đọc được một bài phóng sự, Ở đó một nhà tuyển dụng có chia sẻ về sự ảo tưởng về "môi trường làm việc chuyên nghiệp", đặc biệt là ở những bạn sinh viên mới ra trường. Những người chưa có nhiều sự trải nghiệm về công việc và cuộc sống.

    Chúng ta đòi hỏi môi trường làm việc phải chuyên nghiệp, mọi thứ phải như "trong phim". Nhưng thực tế không phải ai trong chúng ta cũng có thể tự xét lại bản thân mình rằng mình đã "chuyên nghiệp" hay chưa.

    Bất kể một xã hội nào cũng vậy, những cá nhân tốt mới tạo nên một tập thể tốt. Nhiều người chuyên nghiệp thì tập thể mới chuyên nghiệp. Có những người đi làm với sự "an phận", đến giờ thì đến làm, hết giờ thì ra về, làm việc theo hứng, có hứng thì làm, không có hứng thì lại chây lì, bỏ bê công việc. Lúc nào cũng so bì về "đãi ngộ" với người khác trong khi mỗi khi cấp trên giao việc thì lại sợ không công bằng và sợ thiệt thòi về phần mình. Trong thực tế mình đã gặp những người như vậy chứ không phải chỉ đọc qua sách báo. Và trớ trêu thay, những người như mình nói lại là những người thường xuyên đòi hỏi và tị nạnh.

    Không biết các bạn thế nào, còn với mình môi trường làm việc chuyên nghiệp chỉ gói gọn trong những điều sau:

    Môi trường làm việc chuyên nghiệp là một môi trường mà bạn có thể tự do thể hiện, cống hiến khả năng của mình và được doanh nghiệp nhìn nhận một cách xứng đáng với công sức mình bỏ ra chứ không phải là một môi trường ngập đầy sự thoải mái để bạn chỉ đến đó rồi tận hưởng.

    Môi trường làm việc chuyên nghiệp là môi trường có những đồng nghiệp cũng chuyên nghiệp, có ý thức công việc cao, kỹ năng tốt và biết phối hợp hỗ trợ nhau một cách nhịp nhàng, nơi mà ở đó chính bạn cũng phải là môt mắc xích trong cỗ máy chạy trơn tru đó.

    Môi trường làm việc chuyên nghiệp là nơi mà bạn làm tốt sẽ được khen thưởng và bạn làm không tốt sẽ bị xử phạt. Thưởng và phạt phải đi đôi với nhau để tạo động lực cho từng cá nhân không ngừng cố gắng.

    Đấy, "môi trường làm việc chuyên nghiệp" đối với mình chỉ là nhiêu đấy thôi.

    Đây là chữ ký

     
    6052 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Dong_Bich vì bài viết hữu ích
    trang_u (27/07/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #446934   19/02/2017

    tvthuong96
    tvthuong96

    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 1853
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 53 lần


    Bài viết rất hay. Nhưng em bổ sung thêm, ở đây việc đòi hỏi là không nên, nhưng chúng ta cũng nên nhìn vào mặt tích cực 1 phần của nó, bởi vì ai cũng mong muốn mình có được một sự lựa chọn công việc tốt, khi đó thì bản thân sẽ trở nên thoải mái và có tính bức phá hơn trong công việc để từ đó tạo tiền đề cho thành công sau này.

    Trịnh Văn Thương- 097.395.0810

    Tvthuong96@gmail.com

    Khoa Hành chính- Tư pháp- Đại học Luật TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tvthuong96 vì bài viết hữu ích
    phuvanhoang91 (20/02/2017)
  • #462659   27/07/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1718 lần


    Nay mình thấy có bài viết này hay nên share cho các bạn:

    Tiêu chí công việc lý tưởng khiến nhà tuyển dụng "khóc thét"
     
    Một cuộc khảo sát được tiến hành trên 2.000 người tại Anh vừa tìm ra một loạt những tiêu chí cho một công việc hoàn hảo mà chắc chắn nó sẽ khiến các nhà tuyển dụng phải “khóc thét”. Còn bạn, liệu bạn đang có một công việc hoàn hảo nếu so với những tiêu chí dưới đây:
     
    1. Sự lý tưởng đến từ những yếu tố không ngờ
     
    Cuộc khảo sát cho thấy, không chỉ mức lương hay cơ hội thăng tiến mới là yếu tố khiến nhân viên hạnh phúc.
     
    Họ còn có những mong ước nghe rất đơn giản như: được mặc quần bò đi làm, được dùng hai màn hình máy tính cùng lúc, cơ quan chỉ cách nhà 12’ đi bộ hoặc có khu để xe riêng (đối với những người thích lái xe đi làm) và cửa sổ nơi họ làm việc phải có “view” đẹp.
     
    Cứ 10 người thì 6 người muốn một công việc thỉnh thoảng được đi đây đi đó và được đi ăn trưa tiếp khách 3 lần 1 tháng.
    Một yếu tố quan trọng khác đó là được phục vụ trà, cà phê và hoa quả miễn phí mỗi ngày.
     
    Một khu bếp đầy đủ đồ đạc để nấu nướng được thiết kế ngay trong văn phòng cũng là tiêu chí được nhiều người bình chọn.
     
    Rất đông người tham gia khảo sát tỏ ra quan tâm đặc biệt đến sức khỏe và vẻ đẹp hình thể, do đó một thẻ tập giảm giá ở các câu lạc bộ thể hình là điều kiện tiên quyết khi họ tìm việc.
     
    Một số khác lại muốn sếp phải thích “nhậu” và biết cách thay đổi, điều chỉnh những thói quen có thể gây khó chịu cho nhân viên trong giao tiếp hằng ngày.
     
    2. Giờ giấc làm việc
     
    Một công việc hoàn hảo cần đáp ứng tiêu chí về giờ giấc như sau: Nhân viên sẽ chỉ làm việc 4 ngày một tuần và mỗi tuần không quá 24h, đặc biệt là không phải làm thêm giờ. Một năm có 32 ngày nghỉ và mức lương thì không được thấp hơn 1,5 tỷ/ năm. Đồng thời, giờ giấc đi làm cần linh động và nhân viên có thể làm việc ở nhà để chăm sóc con cái ốm cũng như có thời gian tham gia các sự kiện của con trên trường.
     
    Điều này rất quan trọng đối với các cặp vợ chồng làm toàn thời gian. Họ cũng mong muốn có được sự thấu hiểu của sếp khi họ cần thời gian cho gia đình.
     
    Một nửa những người tham gia khảo sát cho biết, họ mong sếp hiểu rằng đối với họ gia đình mới là ưu tiên số một.
     
    3. Khối lượng công việc
     
    Một công việc lý tưởng là khi nhân viên được tự đề ra khối lượng công việc mà mình muốn làm, được quản lý nhóm 4 người hoặc làm việc với một đội gồm 7 người.
     
    Ngoài ra, việc tăng lương thường kỳ và được trả lương hưu cũng là yếu tố được nhiều người quan tâm khi chọn việc.
     
    Theo kết quả của một cuộc khảo sát khác được thực hiện trên OnePoll.com, chỉ 21% cho rằng họ đang có một công việc lý tưởng và có tới 54% cho rằng một công việc hoàn hảo như thế không tồn tại.
     
    Trung bình các nhân viên chỉ  có 57% thời gian làm việc vui vẻ.
     
    58% số người  cho rằng cuộc sống công sở của họ sẽ dễ chịu hơn nếu sếp chịu lắng nghe và nhường nhịn nhân viên.
     
    Nguồn: Dân Việt

     

     
    Báo quản trị |