Mọi hành vi phòng vệ tưởng tượng đều phải chịu trách nhiệm hình sự?

Chủ đề   RSS   
  • #575327 06/09/2021

    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1979)
    Số điểm: 14194
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Mọi hành vi phòng vệ tưởng tượng đều phải chịu trách nhiệm hình sự?

    Theo quy định tại Chỉ thị 07-TANDTC/CT năm 1983 về xét xử các hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong khi thi hành công vụ do Tòa án nhân dân tối cao ban hành:

    "2- Thực tiễn xét xử còn đòi hỏi phải phân biệt giữa phòng vệ chính đáng với phòng vệ tưởng tượng.

    Phòng vệ tưởng tượng là việc gây thiệt hại cho người khác do tưởng lầm rằng người đó hiển nhiên có hành vi xâm hại nguy hiểm cho xã hội.

    Người có hành vi phòng vệ tưởng tượng gây thiệt hại cho người khác chỉ được miễn trách nhiệm hình sự khi hoàn cảnh cụ thể cho phép người đó tin một cách hợp lý rằng có sự xâm hại thực sự và người đó không biết rằng mình đã tưởng lầm. Trong hoàn cảnh cụ thể nhất định, người phòng vệ tưởng tượng không nhận thức được, không buộc phải nhận thức được, và không thể nhận thức được là không có hành vi xâm hai nguy hiểm cho xã hội. Ví dụ: A đi qua vườn hoa trong đêm tối gặp mây tên càn quấy, bọn này tưởng A là thiếu nữ, do bọn chúng thách đố nhau, một tên đến gần và dở trò trêu ghẹo thì bị A rút dao đâm, vì A tưởng lầm rằng tên đó có ý định cướp tài sản. Trong trường hợp này hành động trêu ghẹo của nạn nhân mặc dù thực chất không phải là cướp tài sản, nhưng đã là cơ sở cụ thể để cho A tin tưởng rằng bị cướp, do đó A được miễn trách nhiệm hình sự.

    Người có hành vi phòng vệ tưởng tượng gây thiệt hại cho người khác do tưởng lầm một cách không có căn cứ là có hành vi xâm hại nguy hiểm cho xã hội, được coi là phạm tội do cố ý theo quy định chung của pháp luật. Ví dụ: A đang đi trong vườn hoa lúc có nhiều người, thấy B đang ngồi ở ghế đá đứng lên lững thửng đi về phía mình; A rút dao đâm B vì tưởng lầm là B đến cướp tài sản của mình. Trong trường hợp này, mới chỉ trông thấy B đi lững thững về phía mình trong hoàn cảnh vườn hoa có nhiều người mà đã vội nghi ngờ là B đến cướp tài sản của mình. Sự nghi ngờ đó là hoàn toàn không có căn cứ; do đó hành vi A đâm B là phạm tội do cố ý".

    Về bản chất:

    Phòng vệ tưởng tượng là trường hợp người do lầm tưởng có sự tấn công của người khác nên đã gây thiệt hại cho họ. Phòng vệ tưởng tượng là dạng sai lầm về sự việc.

    Với tính chất là loại trường hợp sai lầm, phòng vệ tưởng tượng theo nghĩa rộng bao gồm những khả năng sau:

    – Hoàn toàn không có sự tấn công nào cả nhưng đã nhầm tưởng có sự tấn công.

    – Có sự tấn công nhưng đã có sự nhầm lẫn người tấn công.

    – Có sự tấn công nhưng đã sai lầm trong việc đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm của sự tấn công nên đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

    – Sai lầm trong việc xác định thời điểm nên đã phòng vệ quá sớm hoặc quá muộn.

    Theo nghĩa hẹp – nghĩa mà từ trước đến nay chúng ta vẫn thừa nhận thì phòng vệ tưởng tượng chỉ bao gồm khả năng thứ nhất và khả năng thứ hai nêu trên.

    => Cũng như phòng vệ quá sớm và phòng vệ quá muộn, phòng vệ tưởng tượng không được coi là phòng vệ chính đáng vì không có cơ sở của quyền phòng vệ. Do vậy, vấn đề trách nhiệm hình sự vẫn được đặt ra và được giải quyết như mọi trường hợp sai lầm khác (người phòng vệ tưởng tượng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đã thực hiện).

    Về trách nhiệm hình sự và những ngoại lệ:

    Do được quy định không phải là tội phạm nên hành vi phòng vệ chính đáng không phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Người có hành vi phòng vệ tưởng tượng gây thiệt hại cho người khác chỉ được miễn trách nhiệm hình sự khi hoàn cảnh cụ thể cho phép người đó tin một cách hợp lý rằng có sự xâm hại thực sự và người đó không biết rằng mình đã tưởng lầm.

    Người có hành vi phòng vệ tưởng tượng gây thiệt hại cho người khác do tưởng lầm một cách không có căn cứ là có hành vi xâm hại nguy hiểm cho xã hội, được coi là phạm tội do cố ý theo quy định của pháp luật và vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Kết luận: Do đó, sẽ có những hành vi phòng vệ tưởng tượng được miễn trách nhiệm hình sự => Nhận định khi cho rằng mọi hành vi phòng vệ tưởng tượng đều phải chịu trách nhiệm hình sự là SAI.

    Nếu mở rộng ra, nó còn có rất nhiều trường hợp khác nữa như: chủ thể thực hiện hành vi phạm tội không thuộc đối tượng phải chịu trách nhiệm hình sự (người mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ tuổi,...)

     

     
    1968 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #579207   31/12/2021

    Mọi hành vi phòng vệ tưởng tượng đều phải chịu trách nhiệm hình sự?

    Cảm ơn chia sẻ hữu ích của bạn, có thể thấy việc xác định loại trừ trách nhiệm hình sự trong những trường hợp tương tự là điều rất khó khăn. Phải làm sao để loại trừ đúng mà không bỏ lọt tội phạm, không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích những người liên quan đặc biệt là những người chịu tác động trực tiếp, gián tiếp từ những hành vi đó. Theo đó pháp luật cần có sự hoàn thiện hơn, sát với thực tế hơn để điều chỉnh được những mối quan hệ xã hội ngày càng phức tạp hiện nay.

     
    Báo quản trị |  
  • #579600   24/01/2022

    baoquyen1510
    baoquyen1510

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/04/2021
    Tổng số bài viết (119)
    Số điểm: 985
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 23 lần


    Cũng như phòng vệ quá sớm và phòng vệ quá muộn, phòng vệ tưởng tượng không được coi là phòng vệ chính đáng vì không có cơ sở của quyền phòng vệ. Do vậy, vấn đề trách nhiệm hình sự vẫn được đặt ra và được giải quyết như mọi trường hợp sai lầm khác (người phòng vệ tưởng tượng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đã thực hiện).

     

     
    Báo quản trị |