Chào bạn xinhtraihocgioi.
Về trường hợp của bạn, Hiya xin có ý kiến như sau:
Bước 1: Khi đã có hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp đã hoàn tất, công ty tiến hành đăng ký thay đổi thành viên. Việc đăng ký này và được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là đã chứng nhận tư cách của TV nước ngoài trong công ty.
Bước 2: Phòng đầu tư nước ngoài thuộc Sở Kế hoạch - Đầu tư xem xét việc góp vốn này có cần phải xin giấy chứng nhận đầu tư hay không?
Bởi lẽ, không phải việc góp vốn/ nhận chuyển nhượng nào của nhà đầu tư nước ngoài đều buộc phải xin giấy chứng nhận đầu tư (Ví dụ: Vốn nhận chuyển nhượng lớn, hoặc thuộc cam kết WTO,..phải xin giấy chứng nhận đầu tư).
Do đó, việc ký kết hợp đồng kinh tế sau khi kết thúc Bước 1 là hợp lý, công ty đã có đủ tư cách nói chung, thành viên nước ngoài cũng có tư cách thành viên nói riêng tại thời điểm này. Hợp đồng đã ký kết đúng thẩm quyền giữa tổ chức có đủ tư cách ký kết => Không vô hiệu, không vi phạm.
Việc xem xét xin cấp giấy chứng nhận đầu tư chỉ là để tránh rắc rối về sau: Chẳng hạn,như khi công ty bổ sung ngành nghề khác, cơ quan đăng ký đổi hỏi phải có giấy chứng nhận đầu tư lúc này xin thì hơi khó khăn.
Nếu, bên đối tác sợ như vậy. Bạn có thể thêm điều khoản bổ sung như: HĐ sẽ chấm dứt nếu Bên A vì không được cấp giấy chứng nhận đầu tư ảnh hưởng đến HĐ. Hoặc sẽ có phụ lục sửa đổi hợp đồng khi không/ được cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Thân,