[MỚI] Bộ GTVT ban hành Thông tư 06/2021/TT-BGTVT, quan trọng đối với chủ phương tiện và người kinh doanh ô tô

Chủ đề   RSS   
  • #570264 14/04/2021

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    [MỚI] Bộ GTVT ban hành Thông tư 06/2021/TT-BGTVT, quan trọng đối với chủ phương tiện và người kinh doanh ô tô

    Quy chuẩn kỹ thuật về khí thải ô tô

    Quy chuẩn kỹ thuật về khí thải ô tô - Minh họa

    Ngày 6/4/2021 vừa qua, Bộ GTVT ra Thông tư 06/2021/NĐ-CP Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải mức 5 đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới. Để được cấp GCN đăng kiểm, chủ phương tiện ô tô cũng như các tổ chức, cá nhân kinh doanh ô tô cần nắm rõ quy chuẩn kỹ thuật này để đảm bảo an toàn, tuân thủ quy định của pháp luật.

    Quy chuẩn này quy định về một số loại xe như:

    1. Xe khối lượng chuẩn thấp (Light reference mass vehicles): bao gồm các xe loại M1, M2, N1, N2 có khối lượng chuẩn không lớn hơn 2.610 kg;

    2. Xe khối lượng chuẩn cao (Heavy reference mass vehicles): bao gồm các xe loại M1, M2, N1, N2 có khối lượng chuẩn lớn hơn 2.610 kg và các xe M3, N3;

    3. Xe loại M (Category M of Motor Vehicles): xe được dùng để chở người và có ít nhất 04 bánh, bao gồm các loại xe từ M1 đến M3 dưới đây:

    3.1. M1: xe được dùng để chở không quá 09 người, kể cả lái xe;

    3.2. M2: xe được dùng để chở quá 09 người, kể cả lái xe; khối lượng toàn bộ lớn nhất không lớn hơn 5.000 kg;

    3.3. M3: xe được dùng để chở quá 09 người, kể cả lái xe; khối lượng toàn bộ lớn nhất lớn hơn 5.000 kg.

    3. Các xe M2 và M3 có thể phân thành các nhóm như sau:

    3.1. Đối với xe chở quá 22 người, không kể lái xe, được phân làm 03 nhóm:

    3.1.1. Nhóm I (Class I): xe được thiết kế có khu vực dành cho hành khách đứng cho phép hành khách di chuyển thường xuyên;

    3.1.2. Nhóm II (Class II): xe được thiết kế chủ yếu để chở hành khách ngồi và được thiết kế cho phép chở hành khách đứng trên lối đi hoặc trong khu vực có diện tích không vượt quá không gian dành cho 02 ghế đôi

    3.1.3. Nhóm III (Class III): xe được thiết kế dành riêng cho việc chở hành khách ngồi.

    3.2. Đối với xe chở không quá 22 người, không kể lái xe, được phân thành 02

    nhóm:

    3.2.1. Nhóm A (Class A): xe được thiết kế để chở hành khách đứng;

    3.2.1. Nhóm B (Class B): xe không được thiết kế để chở hành khách đứng.

     Xe loại N (Category N of Motor Vehicles): xe được dùng để chở hàng và có ít nhất 04 bánh, bao gồm các loại từ N1 đến N3 dưới đây:

    + N1: xe được dùng để chở hàng, có khối lượng toàn bộ lớn nhất không lớn hơn 3.500 kg;

    + N2: xe được dùng để chở hàng, có khối lượng toàn bộ lớn nhất lớn hơn 3.500 kg nhưng không lớn hơn 12.000 kg;

    + N3: xe được dùng để chở hàng, có khối lượng toàn bộ lớn nhất lớn hơn 12.000 kg.

    5. Xe sát-xi (Incomplete Vehicles): là xe ở dạng bán thành phẩm, có thể tự di chuyển, có buồng lái hoặc không có buồng lái, không có thùng chở hàng, không có khoang chở khách, không gắn thiết bị chuyên dùng.

    6. Xe sử dụng nhiên liệu khí đơn (Mono-fuel gas vehicles): là loại xe được thiết kế chủ yếu để chạy bằng một trong các loại nhiên liệu: khí thiên nhiên (NG) hoặc khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), nhưng cũng có thể có hệ thống nhiên liệu xăng chỉ để khởi động xe hoặc các trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, dung tích thùng xăng không được vượt quá 15 lít.

    7. Xe sử dụng nhiên liệu kép (Bi-fuel vehicles): là loại xe có thể sử dụng xen kẽ 02 loại nhiên liệu: xăng và NG hoặc xăng và LPG.

    8. Xe Hybrid (Hybrid vehicles).

    8.1. Định nghĩa chung về xe Hybrid (Hybrid Vehicles).

    Xe Hybrid (HV) là loại xe có ít nhất 02 bộ chuyển hóa năng lượng khác nhau và 02 hệ thống tích trữ năng lượng khác nhau (ở trên xe) để tạo ra chuyển động cho xe.

    8.2. Định nghĩa về xe Hybrid điện (Hybrid Electric Vehicles).

    Xe Hybrid điện (HEV) là loại xe sử dụng hai loại năng lượng từ hai nguồn năng lượng được tích trữ trên xe sau đây:

    8.2.1. Nhiên liệu;

    8.2.2. Thiết bị tích điện năng (ắc quy, tụ điện ...).

    9. Xe sử dụng nhiên liệu điêzen sinh học linh hoạt (Flex fuel biodiesel vehicle): Loại xe sử dụng nhiên liệu linh hoạt, có thể chạy bằng nhiên liệu điêzen hoặc hỗn hợp điêzen và điêzen sinh học.

    10. Xe sử dụng nhiên liệu thay thế (Alternative fuel vehicle): Loại xe được thiết kế có thể chạy ít nhất bằng một loại nhiên liệu dạng khí khi ở nhiệt độ và áp suất môi trường hoặc nhiên liệu mà thực chất không được chiết xuất từ dầu mỏ.

    11. Xe sử dụng nhiên liệu linh hoạt (Flex fuel vehicle): Loại xe có một hệ thống nhiên liệu nhưng có thể chạy bằng các hỗn hợp khác nhau của hai hay nhiều loại nhiên liệu.

    12. Xe sử dụng nhiên liệu ethanol linh hoạt (Flex fuel ethanol vehicle): Loại xe sử dụng nhiên liệu linh hoạt có thể chạy bằng xăng hoặc hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol, trong đó ethanol (E85) có thể chiếm đến 85%.

    13. Xe được thiết kế đáp ứng nhu cầu đặc biệt của xã hội (Vehicles designed to fulfil specific social needs): các xe điêzen loại M1 dưới đây:

    13.1. Xe chuyên dùng, có khối lượng chuẩn lớn hơn 2.000 kg;

    13.2. Xe có khối lượng chuẩn lớn hơn 2.000 kg và được thiết kế để chở 07 người trở lên (gồm cả người lái);

    13.3. Xe có khối lượng chuẩn lớn hơn 1.760 kg, có nội thất được thiết kế đặc biệt để phù hợp với việc có sử dụng xe lăn bên trong xe.

    Thông tư này sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2022. Xem chi tiết Quy chuẩn tại file đính kèm dưới đây.

     
    3031 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    admin (15/04/2021) ThanhLongLS (14/04/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận