Mốc thời gian trong đấu thầu rộng rãi

Chủ đề   RSS   
  • #550120 27/06/2020

    Mốc thời gian trong đấu thầu rộng rãi

    "Đấu thầu" được hiểu là một quá trình mà bên mời thầu lựa chọn ra nhà thầu tốt nhất trong tất cả các nhà thầu tham gia dự thầu để ký kết và thực hiện các hợp đồng trong các lĩnh vực hoạt động như cung cấp dịch vụ  mua sắm hàng hóa, thực hiện các dự án đầu tư đối tác công tư, dự án có sử dụng đất. (quy định tại luật đấu thầu 2013).

    “Đấu thầu rộng rãi” là khái niệm dùng để chỉ một trong những hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được sử dụng trong quan hệ đấu thầu, mà trong đó, hình thức này không có hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự (theo Điều 20 Luật Đấu thầu năm 2013).

    Hình thức đấu thầu rộng rãi được thực hiện dưới một trong 04 phương thức sau:

    Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ;

    Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ;

    Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ;

    Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ.

    Với mỗi phương thức thực hiện đấu thầu rộng rãi, quy định về quy trình, trình tự thủ tục thực hiện đấu thầu rộng rãi cũng có những sự khác biệt nhất định

    Theo quy định pháp luật tại Luật đấu thầu 2013 không có quy định cụ thể về thời gian trong đấu thầu rộng rãi.

    Chỉ định thầu được quy định cụ thể tại Điều 22  Luật đấu thầu 2013.

    1. Chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

    a) Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;

    b) Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo;

    c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ;

    d) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy định; gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình;

    đ) Gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình;

    e) Gói thầu cung cấp sản phẩm, diichj vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

    2. Việc thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

    a) Có quyết định đầu tư được phê duyệt, trừ gói thầu tư vấn chuẩn bị dự án;

    b) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;                        

    c) Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu;

    d) Có dự toán được phê duyệt theo quy định, trừ trường hợp đối với gói thầu EP, EC, EPC, gói thầu chìa khóa trao tay;

    đ) Có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng không quá 45 ngày; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày;

    e) Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu phải có tên trong cơ sở dữ liệu về nhà thầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.”

    Quy trình chỉ định thầu thông thường được quy định tại Khoản 1 Điều 55 Nghị định 63/2014/NĐ-CP:

    1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu:

    a) Lập hồ sơ yêu cầu:

    Việc lập hồ sơ yêu cầu phải căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này. Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm các thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá chỉ định thầu. Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật;

    b) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu và xác định nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu:

    - Hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định này trước khi phê duyệt;

    - Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu;

    - Nhà thầu được xác định để nhận hồ sơ yêu cầu khi có tư cách hợp lệ theo quy định tại các Điểm a, b, c, d, e và h Khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu và có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu.

    2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu:

    a) Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà thầu đã được xác định;

    b) Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu.

    3. Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu:

    a) Việc đánh giá hồ sơ đề xuất phải được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu mời nhà thầu đến thương thảo, làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất nhằm chứng minh sự đáp ứng của nhà thầu theo yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, khối lượng, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu;

    b) Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Có hồ sơ đề xuất hợp lệ; có năng lực, kinh nghiệm và đề xuất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; có giá đề nghị chỉ định thầu không vượt dự toán gói thầu được duyệt.

    4. Trình, thẩm định; phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.

    5. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng:

    Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, biên bản thương thảo hợp đồng, hồ sơ đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan khác."

    Như vậy, có thể thấy việc đấu thầu rộng rãi là một trong những hình thức đấu thầu được thể hiện khá đa dạng dưới nhiều hình thái: đấu thầu rộng rãi theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, một giai đoạn một túi hồ sơ, hai giai đoạn một túi hồ sơ, hai giai đoạn hai túi hồ sơ. Với mỗi một phương thức thực hiện đấu thầu, quy trình thực hiện việc đấu thầu rộng rãi cũng được quy định một cách chi tiết với những yêu cầu nhất định.

     
    4424 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận