Mở viện thẩm mỹ cần làm thủ tục gì? Có phải xin giấy phép con không?

Chủ đề   RSS   
  • #604691 11/08/2023

    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1359)
    Số điểm: 11411
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 203 lần


    Mở viện thẩm mỹ cần làm thủ tục gì? Có phải xin giấy phép con không?

    Để kinh doanh thẩm mỹ thì cần làm những thủ tục gì? Có phải đáp ứng thêm điều kiện và xin giấy phép hoạt động không?

    Thủ tục đăng ký kinh doanh

    Đầu tiên, để kinh doanh thì bạn cần thành lập hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp và đăng ký mã ngành nghề phù hợp theo quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Tùy vào, dịch vụ bạn cung cấp mà sẽ đăng ký mã ngành sau:

    Mã 9610: Dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khoẻ tương tự (trừ hoạt động thể thao)

    Nhóm này gồm: Dịch vụ tắm hơi, massage, tắm nắng, thẩm mỹ không dùng phẫu thuật (đánh mỡ bụng, làm thon thả thân hình...)

    Mã 8610 - Hoạt động của các bệnh viện, trạm y tế

    Mã 8620: Hoạt động của các phòng khám đa khoa, chuyên khoa và nha khoa

    Nếu như viện thẩm mỹ chỉ cung cấp các dịch vụ thẩm mỹ không phẫu thuật thì đăng ký mã ngành 9610. Nếu như viện thẩm mỹ có cung cấp các dịch vụ phẫu thuật về thẩm mỹ thì cần đăng ký thêm mã 8610 hoặc 8620 tùy vào việc cơ sở xin giấy phép hoạt động theo loại hình phòng khám chuyên khoa hay bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ.

    Hồ sơ, thủ tục đăng ký kinh doanh bạn có thể tham khảo các bài viết sau để thực hiện:

    - Đăng ký thành lập Hộ kinh doanh

    - Đăng ký thành lập Doanh nghiệp tư nhân

    - Đăng ký thành lập Công ty hợp danh

    - Đăng ký thành lập Công ty TNHH MTV

    - Đăng ký thành lập Công ty TNHH HTV

    - Đăng ký thành lập Công ty Cổ phần

    Điều kiện kinh doanh thẩm mỹ

    Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 109/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP) quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh thì kinh doanh thẩm mỹ sẽ có 2 trường hợp:

    - Một là, Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ/Bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ;

    - Hai là, Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ.

    Theo Khoản 5 Điều 23a Nghị định 109/2016/NĐ-CP (được bổ sung bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP) quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh thì cơ sở dịch vụ thẩm mỹ không thuộc loại hình phải có giấy phép hoạt động nhưng phải có văn bản thông báo đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thẩm mỹ theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này gửi về Sở Y tế nơi đặt trụ sở trước khi hoạt động ít nhất 10 ngày.

    Nếu như các dịch vụ thẩm mỹ mà bạn dự định cung cấp có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người), xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm thì bạn phải mở bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ.

     

    Để mở được bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ thì cơ sở kinh doanh phải thỏa điều kiện tại Điều 26 Nghị định 109/2016/NĐ-CP (được bổ sung bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP) và thực hiện xin cấp giấy phép hoạt động theo quy định tại Điều 43 Nghị định này.

    Điều kiện và thủ tục thực hiện bạn có thể tham khảo bài viết Điều kiện thành lập Thẩm mỹ viện là gì và mức xử phạt vi phạm là bao nhiêu để thực hiện.

    Hi vọng thông tin trên hữu ích đối với bạn!

     

     

     
    3068 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận