Mẹ nuôi giữ hộ chiếu và không trả lại cho con nuôi có trái quy định không?

Chủ đề   RSS   
  • #618237 10/01/2025

    hoa_hwru24

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:10/01/2025
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Mẹ nuôi giữ hộ chiếu và không trả lại cho con nuôi có trái quy định không?

    Tôi nhận con nuôi 8 năm trước ở VN, hiện cháu 15 tuổi và có 2 quốc tịch VN & NZ. 6 tháng trước con nuôi tôi về VN chơi với ông bà, nhưng sau đó lại chuyển đến sống với mẹ đẻ đến giờ. Hiện tại, 2 mẹ con cháu đòi tôi giao lại hộ chiếu 2 nước. Kính mong LS tư vấn giúp tôi:

    1. Tôi có vi phạm pháp luật nếu không trả lại hộ chiếu cho cháu hay không?

    2. Cháu có quốc tịch VN thì có cần hộ chiếu VN để được sinh sống, học tập, làm việc, đi lại,.. hợp pháp tại VN không?

    3. Mẹ đẻ cháu có trách nhiệm và quyền hạn gì đối với cháu, khi mà mẹ đẻ cháu muốn giám hộ và đang chăm lo cho cháu tại VN?

    Xin chân thành cảm ơn LS rất nhiều!

    chính tả, tiêu đề
     
    67 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoa_hwru24 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (16/01/2025)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #618275   16/01/2025

    lshieutran
    lshieutran

    Male
    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:23/10/2023
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 14 lần
    Lawyer

    Mẹ nuôi giữ hộ chiếu và không trả lại cho con nuôi có trái quy định không?

    Chào bạn,

    Liên quan đến vấn đề bạn đề cập, tôi có một vài thông tin cung cấp như sau:

    Theo quy định tại Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì:

    "Điều 24. Hệ quả của việc nuôi con nuôi

    1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    4. Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.”

    Như vậy, kể từ ngày giao nhận con nuôi thì giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con. Do vậy, cha mẹ đẻ không có quyền đòi lại con nuôi. Đồng thời, bạn đang là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên theo quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Việc mẹ đẻ và con nuôi của bạn đòi giao lại hộ chiếu hai nước là không phù hợp, bạn có quyền từ chối.

    Khoản 3 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định “Hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.”

    Như vậy, nếu con nuôi của bạn cần xuất cảnh, nhập cảnh thì bắt buộc phải có hộ chiếu. Nhưng đối với việc chứng minh quốc tịch và nhân thân thì ngoài hộ chiếu vẫn có thể dùng giấy tờ khác để thay thế (ví dụ như Giấy khai sinh). Trong hoạt động sinh sống, học tập, làm việc,… nếu có phát sinh vấn đề cần chứng minh quốc tịch và nhân thân thì vẫn có thể dùng Giấy khai sinh để chứng minh.

    Và như đã trích dẫn tại Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 (bên trên), nếu như không có thỏa thuận khác thì kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.

    Tức là nếu bạn và mẹ đẻ của cháu không có thỏa thuận nào khác thì mẹ đẻ sẽ không có trách nhiệm và quyền hạn gì nữa đối với cháu, không còn là người đại diện theo pháp luật cho cháu nữa.

    Thông tin trao đổi cùng bạn!  

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lshieutran vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (16/01/2025)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau: