Mẹ giết con rồi tự sát không thành phải chịu trách nhiệm gì trước pháp luật?

Chủ đề   RSS   
  • #557571 10/09/2020

    NguyenThanhNgan123

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/09/2020
    Tổng số bài viết (97)
    Số điểm: 1520
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 128 lần


    Mẹ giết con rồi tự sát không thành phải chịu trách nhiệm gì trước pháp luật?

    Nhiều người nhất là phụ nữ dưới áp lực của cuộc sống, gia đình và nhiều thứ khác mà đi vào cọn đường tội lỗi “giết con rồi tự sát”. Người mẹ may mắn sống sót không chỉ phải đối mặt với lương tâm của mình và còn phải chịu sự trừng phạt của pháp luật.

    Mẹ giết con

    Mẹ giết con - Ảnh minh họa

    Hành vi giết con có đầy đủ dấu hiệu cấu thành tội giết người

    - Về khách thể: hành vi của người mẹ xâm phạm đến tính mạng của con mà tính mạng của con người thì được pháp luật hình sự bảo vệ, quyền được sống của con người được pháp luật bảo vệ.

    - Về mặt khách quan: Người mẹ cố tình thực hiện các hành vi trái pháp luật nhằm tước đoạt mạng sống của con mình. Về hậu quả: hậu quả của tội giết người đó là gây ra hậu quả chết người.

    - Về mặt chủ quan: hành vi của người mẹ có lỗi cố ý trực tiếp, dù biết hậu quả sẽ xảy ra nhưng vẫn thực hiện và mong muốn nó xảy ra,biết rằng hành vi của mình sẽ dẫn đến hậu quả chết người nhưng vẫn thực hiện hành vi đó.

    - Về mặt chủ thể của tội phạm: Người mẹ có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ.

    Truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giết người đối với người mẹ

    Căn cứ Điều 123 Bộ luật hình sự 2015 quy định cụ thể về tội giết người như sau:

    “Điều 123. Tội giết người

    1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Giết 02 người trở lên;

    b) Giết người dưới 16 tuổi;

    2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm."

    Như vậy nếu đứa con dưới 16 tuôi thì người mẹ có thể bị phạt tù từ 12 đến 20  năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Nếu đứa con đã đủ 16 tuổi thì bị phạt tù từ 7 đến 15 năm.

    Giết chết chính con ruột của mình dù là do bất kỳ nguyên nhân nào cũng là một hành vi vô cùng tàn nhẫn. Không chỉ phải đối mặt với pháp luật mà bạn còn phải đối mặt với chính sự cắn rứt trong lương tâm của mình.

     

     

     
    3017 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #577281   24/11/2021

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Về quy định pháp luật thì đương nhiên người mẹ sẽ bị trừng trị, nhưng về đạo đức xã hội thì người mẹ cũng sẽ không bao giờ yên ổn về tinh thần. Có nhiều cách trừng trị người khác, nhưng cách trừng trị đáng sợ và nhẫn tâm nhất là trừng trị về mặt tinh thần.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Special29 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (25/11/2021)
  • #577683   30/11/2021

    Mẹ giết con rồi tự sát không thành phải chịu trách nhiệm gì trước pháp luật?

    Giết chính con đẻ của mình thì dù có vì bất cứ lí do nào người mẹ cũng đều phải chịu trách nhiệm hình sự. Nhưng sự cắn rứt lương tâm mới là thứ ám ảnh người mẹ suốt đời. Thực sự là nỗi mất mát về tinh thần đáng sợ hơn mất mát về vật chất rất nhiều.

     
    Báo quản trị |  
  • #578020   15/12/2021

    Sinh con thì dễ nhưng làm sao để nuôi dạy cho khôn lớn. Cứ bảo con sinh ra mà mẹ muốn làm gì thì làm đâu có được. Khi có con rồi thì phải suy nghĩ một cách trưởng thành hơn, có trách nhiệm hơn trong mọi tình huống, đừng nên làm xong mới cảm thấy hối hận thì muộn rồi. 

     
    Báo quản trị |  
  • #578381   26/12/2021

    Mẹ giết con rồi tự sát không thành phải chịu trách nhiệm gì trước pháp luật?

    Vụ việc này thật sự nghiêm trọng pháp luật đã có các quy định nghiêm minh để trừng trị hành vi phạm tội. Tòa án cũng đã đưa ra phán quyết cho hành vi này. tuy nhiên sự phán xét lớn nhất đó là đến từ tòa án lương tâm trong mỗi con người. Người này sẽ phải sống tiếp như thế nào khi mang trong mình tội lỗi quá lớn. thiết nghĩ mỗi người trước khi hành động cần phải có suy nghĩ kĩ càng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #587724   17/07/2022

    maithuan415
    maithuan415
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 4929
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 60 lần


    Mẹ giết con rồi tự sát không thành phải chịu trách nhiệm gì trước pháp luật?

    Cảm ơn bài viết của bạn. Thời gian qua, quá nhiều vụ thảm án xảy ra khi những người làm bố, làm mẹ vì lý do nào đó mà nhẫn tâm giết chết đứa con của mình rồi tự sát. Những người làm cha mẹ này sẽ phải đối diện với những bản án nghiệt ngã.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #587754   17/07/2022

    minhtai99
    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 119 lần


    Mẹ giết con rồi tự sát không thành phải chịu trách nhiệm gì trước pháp luật?

    Cảm ơn bài viết của bạn và mình xin nêu quan điểm như sau:

    Tại Điều 124 Bộ luật hình sự 2015 về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, theo đó:

    1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    Các dấu hiệu cơ bản của tội phạm:

    Ngoài người mẹ của nạn nhân ra, không ai có thể là chủ thể của tội phạm này. Nhưng ngay cả mẹ của nạn nhân cũng chỉ coi chủ thể của tội này khi người mẹ vì ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà buộc phải giết hoặc vứt bỏ đứa con do mình mới đẻ ra. Nếu vì lý do khác mà giết hoặc vứt bỏ con do mình mới đẻ ra thì không thuộc trường hợp phạm tội này. Ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu là ảnh hưởng của tư tưởng cũ đã lỗi thời, không còn phù hợp với quan niệm về cuộc sống, lối sống hiện tại. Hay nói một cách khác, nó không còn phù hợp với ý thức xã hội đương thời. Ví dụ: dưới chế độ cũ, một người phụ nữ không có chồng lại có con, bị dư luận lên án, bị phong tục tập quán cũng như luật lệ trừng phạt rất nặng. Nhưng dưới chế độ mới, pháp luật vẫn bảo vệ những trường hợp phụ nữ có con ngoài giá thú và đứa trẻ đó sinh ra được Nhà nước bảo vệ như tất cả các trẻ em khác. Mặc dù về đạo đức xã hội vẫn còn có người lên án phụ nữ hoang thai và cũng chính dư luận xã hội còn như vậy nên còn có người mẹ không vượt lên tư tưởng lạc hậu đó mà giết hoặc vứt bỏ đứa con mình đẻ ra. Thông thường, những đứa trẻ bị người mẹ giết hoặc vứt bỏ lúc mới đẻ là con ngoài giá thú. Tuy nhiên, cũng có trường hợp do tập quán lạc hậu của một vài địa phương ở miền núi cho rằng đứa con đầu lòng không phải là con chung của vợ chồng nên sau khi đứa trẻ ra đời, người mẹ đã bóp chếtcon mình. Cá biết, có những nơi do tư tưởng phân biệt con trai và con gái nên đã có trường hợp người mẹ đã đẻ đến lần thứ 7 vẫn là con gái nên sau khi đứa trẻ ra đời đã bóp chết.

    Trường hợp đứa trẻ bị người mẹ giết hoặc vứt bỏ dẫn tới bị chết trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là trường hợp sau khi sinh con, người mẹ không có khả năng để nuôi con mình, như: bị mất sữa lại bị bệnh nặng hoặc trong hoàn cảnh khách quan ngặt nghèo khác. Pháp luật quy định đứa trẻ sinh ra được bao nhiêu ngày thì gọi là mới đẻ. Thực tiễn xét xử ở nước ta coi đứa trẻ mới đẻ bị người mẹ giết hoặc vứt bỏ là đứa trẻ sau khi ra đời dài nhất là 7 ngày. Kể từ ngày thứ 8 trở đi, nếu người mẹ giết con mình thì không được coi là giết con mới đẻ nữa. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do kinh tế - xã hội phát triển, các phương tiện thông tin đại chúng đã tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến tận làng xa xôi hẻo lánh. Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, các vụ giết trẻ sơ sinh hoặc vứt bỏ con mới đẻ đã hầu như không xảy ra.

    Đứa trẻ mới đẻ bị giết hoặc bị vứt bỏ phải bị chết thì người mẹ mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết con mới đẻ, nếu người mẹ có hành vi trước đoạt tính mạng đứa trẻ hoặc có hành vi vứt con mới đẻ, nhưng đứa trẻ không bị chết thì chưa cấu thành tội giết con mới đẻ và như vậy tội giết con mới đẻ không có trường hợp phạm tội chưa đạt.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhtai99 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (18/07/2022)
  • #595369   09/12/2022

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Mẹ giết con rồi tự sát không thành phải chịu trách nhiệm gì trước pháp luật?

    Phụ nữ có thể hoàn cảnh quá khó khăn, rơi vào cảnh ngặt nghèo nhưng không biết cách thoát ra khỏi những hoàn cảnh bất lợi đó, cũng có thể là tích hợp của nhiều nguyên nhân dẫn đến họ có những suy nghĩ nông nổi và hành động một cách mù quáng.

     
    Báo quản trị |  
  • #595854   26/12/2022

    concobebee
    concobebee
    Top 500
    Mầm

    Vietnam
    Tham gia:26/09/2022
    Tổng số bài viết (173)
    Số điểm: 980
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 28 lần


    Mẹ giết con rồi tự sát không thành phải chịu trách nhiệm gì trước pháp luật?

    Bài viết của bạn rất hay và ý nghĩa. Ngày nay, đối diện với vô vàn áp lực trong cuộc sống, gần như người mẹ nào cũng sẽ bị trầm cảm sau sinh, tùy mức độ nặng - nhẹ. Những trường hợp mẹ giết con, có lẽ người mẹ đã tuyệt vọng đến cùng mới làm ra những hành động như vậy. Từ đây có thể thấy, khi người mẹ giết con rồi tự sát, ngoài việc bị sự trừng trị của pháp luật, người mẹ còn phải đối diện với Tòa án lương tâm chính trong con người mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #596127   28/12/2022

    Mẹ giết con rồi tự sát không thành phải chịu trách nhiệm gì trước pháp luật?

    Cảm ơn bài viết bổ ích của bạn. Nếu chỉ dừng lại ở hành vi giết con đẻ của mình thì người mẹ thực sự đáng lên án, tuy nhiên giết con rồi tự sát thì chắc hẳn người mẹ phải chịu một áp lực nặng nề từ cuộc sống hoặc trầm cảm sau sinh. Người mẹ đương nhiên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự những nỗi đau tinh thần mới là hình phạt lớn nhất với họ. Vì thế, gia đình có phụ nữ mang thai hoặc con nhỏ nên chú ý và thường xuyên quan tâm đến họ.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #596447   30/12/2022

    Mẹ giết con rồi tự sát không thành phải chịu trách nhiệm gì trước pháp luật?

    Hiện nay nhiều người có suy nghĩ tự tử thường do những bế tắc trong giải quyết mâu thuẫn hoặc những vướng mắc trong cuộc sống. Bản thân những người mẹ này gặp phải hoàn cảnh sống không thuận lợi, có thể do mâu thuẫn trầm trọng với chồng hoặc người thân, có thể do mắc bệnh tật kéo dài nên bi quan, chán nản, suy nghĩ tiêu cực. Vậy nên mỗi người cần phải biết cách hóa giải những mâu thuẫn trong đời sống gia đình của mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #596452   30/12/2022

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1955)
    Số điểm: 13023
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Mẹ giết con rồi tự sát không thành phải chịu trách nhiệm gì trước pháp luật?

    Hành vi tự sát không thành theo mình hiểu thì không ảnh hưởng gì đến hành vi giết người mà người mẹ đã thực hiện. Theo đó, người mẹ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hành sự hành vi giết người như thông thường. Nhưng có lẽ, bản án lương tâm sẽ là thích đáng nhất khi người mẹ nỡ lòng giết chính con của mình. Chính xã hội cũng có cái nhìn không thiện cảm đối với người này nếu được ra tù sau này. 

     
    Báo quản trị |  
  • #597564   29/01/2023

    peodangyeu
    peodangyeu

    Female
    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/12/2022
    Tổng số bài viết (69)
    Số điểm: 420
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 8 lần


    Mẹ giết con rồi tự sát không thành phải chịu trách nhiệm gì trước pháp luật?

    Người mẹ khi ra tay giết đứa con mình mang nặng đẻ đau chắc chắn phải đối diện với mức phạt thích đáng, phải chịu trách trách nhiệm hình sự với hành vi mình gây ra. Bên cạnh đó, lâu dài về sau người mẹ sẽ bị ảnh hưởng tâm lý tinh thần, đau đớn, day dứt và ám ảnh suốt cuộc đời.

     
    Báo quản trị |